Mất quyền phản đối trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

5/5 - (1 bình chọn)

Mất quyền phản đối là một tình huống hoàn toàn có thể xảy ra trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nhưng trên thực tế, nhiều chủ thể lại không quan tâm tới việc này. Do đó, bài viết dưới đây LAW FOR LIFE sẽ đưa ra thông tin về mất quyền phản đối trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài để quý khách hàng có thể nhận ra được sự nghiêm trọng của vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010;
  • Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại.

Mất quyền phản đối trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Quyền phản đối là một quyền vô cùng quan trọng của các bên trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Việc một hoặc các bên bị mất quyền phản đối đối với một vấn đề nào đó hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng nhất định tới kết quả cuối cùng của vụ tranh chấp.

Mất quyền phản đối trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã được quy định cụ thể tại Điều 13 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 và tại Điều 6 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại.

Theo đó, trong tình huống một bên tranh chấp phát hiện có sự vi phạm vào các quy định của Luật Trọng tài thương mại hoặc của thỏa thuận trọng tài giữa các bên, tuy nhiên, vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động tố tụng trọng tài và cũng không hề phản đối gì với các vấn đề vi phạm trong thời hạn đã được quy định trong luật thì sẽ bị coi là mất quyền phản đối tại Trọng tài.

Từ quy định trên, có thể thấy, không phải mọi trường hợp mà một trong các bên đều bị mất quyền phản đối, mà có những điều kiện nhất định đã được pháp luật đặt ra, một khi thuộc vào các điều kiện này thì vấn đề mất quyền phản đối trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài này mới xảy ra. Cụ thể, những điều kiện đó bao gồm:

  • Một trong các bên tranh chấp phát hiện quy định trong thỏa thuận trọng tài giữa các bên có sự vi phạm.
  • Bên tranh chấp đó vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động tố tụng trọng tài.
  • Bên phát hiện có vi phạm đã không phản đối vi phạm hoặc việc phản đối vi phạm diễn ra sau thời hạn đã được pháp luật quy định. Điều này có nghĩa là, quyền phản đối của một hoặc các bên chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, hết thời hạn này thì sẽ không còn quyền phản đối.

Ngoài ra, căn cứ vào Khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại thì chủ thể có quyền xem xét yêu cầu của một trong các bên tranh chấp về việc phát hiện có vi phạm quy định của Luật Trọng tài thương mại hoặc vi phạm vào thỏa thuận trọng tài là Tòa án.

Tức là, Tòa án sẽ tiến hành xem xét yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp về việc phát hiện có sự vi phạm, và để xác định xem liệu yêu cầu này có chính xác hay không chính xác, Tòa án sẽ phải kiểm tra các tài liệu, chứng cứ, bằng chứng, cùng quy tắc tố tụng trọng tài.

Đồng thời, Tòa án cũng là chủ thể xem xét xem liệu một hoặc các bên tranh chấp có bị mất quyền phản đối của mình hay không, hay là các bên tranh chấp không bị mất quyền phản đối. Một khi một hoặc các bên tranh chấp nằm trong trường hợp bị Tòa án xác định là mất quyền phản đối thì bên đó sẽ không còn quyền khiếu nại hay yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đối với những vấn đề mà đã bị mất quyền phản đối.

Một số lưu ý đối với vấn đề mất quyền phản đối trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

  • Quy định bị vi phạm có thể quy định trong Luật Trọng tài thương mại hoặc trong thỏa thuận trọng tài giữa các bên. Chỉ cần phát hiện một vi phạm vào các quy định của các văn bản này thì đều sẽ được coi là phát hiện sự vi phạm.
  • Việc thực hiện quyền phản đối của một hoặc các bên phải được diễn ra đối với Hội đồng trọng tài, Trung tâm Trọng tài (trong trường hợp các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài). Tức là khi phát hiện vi phạm, bên phát hiện vi phạm cần thực hiện quyền phản đối của mình đối với Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài.
  • Quyền phản đối của các bên chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định kể từ khi phát hiện vi phạm. Thời hạn này thường được xác định như sau:
  • Theo thời hạn được quy định trong Luật Trọng tài thương mại;
  • Nếu trong tình huống mà Luật Trọng tài thương mại không có quy định về thời hạn phản đối thì thời hạn này sẽ được xác định dựa trên thỏa thuận của các bên hoặc theo quy tắc tố tụng trọng tài.
  • Trong trường hợp mà Luật Trọng tài thương mại không có quy định, đồng thời các bên cũng không có thỏa thuận gì và quy tắc tố tụng trọng tài cũng không có quy định về vấn đề thời hạn phản đối, thì các bên phải thực hiện quyền phản đối của mình vào thời điểm trước khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết.
  • Một khi đã mất quyền phản đối, bên mất quyền sẽ không được quyền khiếu nại lại các quyết định của Hội đồng trọng tài, hay yêu cầu Hội đồng trọng tài phải hủy phán quyết trọng tài đối với những vi phạm mà mình đã bị mất quyền phản đối.
  • Thời điểm muộn nhất để một hoặc các bên tranh chấp có thể thực hiện quyền phản đối của mình là ngay trước khi Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng. Nghĩa là, một khi đã có phán quyết được đưa ra bởi Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên sẽ bị coi như mất quyền phản đối của mình.

Một số lưu ý dành cho các doanh nghiệp khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

  • Tuy có những điều kiện được đặt ra và phải đáp ứng những điều kiện nhất định này theo quy định của pháp luật thì mới bị coi là mất quyền phản đối, nhưng hoàn toàn không phải là không có khả năng xảy ra câu chuyện một hoặc các bên khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể bị mất quyền phản đối của mình đối với một vấn đề nào đó.
  • Việc bị mất quyền phản đối có thể gây ra một số hậu quả nhất định và nghiêm trọng nhất là có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của vụ tranh chấp. Chẳng hạn như bên bị mất quyền phản đối sẽ không còn khả năng khiếu nại lại những quyết định của Hội đồng trọng tài đối với vấn đề đã bị mất quyền phản đối dù quyết định đối với vấn đề này có dấu hiệu vi phạm.
  • Do đó, để không bị mất quyền phản đối của mình, các doanh nghiệp khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải cực kỳ lưu tâm đến các trường hợp khiến bản thân họ có thể bị mất quyền phản đối.

Dẫu vậy, để xác định xem liệu doanh nghiệp mình có bị nằm trong tình huống có thể bị mất quyền phản đối hay không là một công việc phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn cao. Vì thế, các doanh nghiệp nên tìm tới các chuyên gia có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này như đội ngũ luật sư, tư vấn viên của LAW FOR LIFE để nhận được sự hỗ trợ một cách tốt nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, xin vui lòng liên hệ LAW FOR LIFE để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Icon
Facebook Icon
Phone Icon