Hiện nay, thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh với hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh có chịu sự quản lý khắt khe từ các cơ quan có thẩm quyền do ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, bắt buộc thương nhân khi sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này cần thực hiện thủ tục công bố chất lượng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm năm 2010, được sửa đổi bổ sung năm 2018.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP.
- Thông tư 67/2021/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Thực phẩm chức năng là gì?
Theo Khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm năm 2010, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Thực phẩm bổ sung;
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Thực phẩm dinh dưỡng y học.
Trường nào phải đăng ký công bố thực phẩm chức năng?
Khác với các loại thực phẩm thông thường có thể chỉ cần thực hiện thủ tục tự công bố, thực phẩm chức năng thuộc nhóm thực phẩm đặc biệt thực hiện quản lý theo quy định phải đăng ký với cơ quan nhà nước khi công bố.
Việc đăng ký nhằm công khai sản phẩm, nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng/người tiêu dùng với sản phẩm, đồng thời nhằm quản lý những sản phẩm mang tính nhạy cảm như thực phẩm chức năng.
Theo Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các loại thực phẩm chức năng sau:
Thẩm quyền giải quyết
Thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng theo Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:
- Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với thực phẩm dinh dưỡng y học.
Lưu ý:
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và Sở Y tế thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm chức năng bao gồm một số giấy tờ theo Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cụ thể:
Lưu ý:
- Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt.
- Trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng/ chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
- Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
Trình tự thủ tục công bố chất lượng thực phẩm chức năng
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cụ thể:
- Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học
Cách thức nộp hồ sơ:
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
- Qường bưu điện;
- Nộp trực tiếp
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm dinh dưỡng y học và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
- Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).
- Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
Bước 3: Thông báo thông tin đăng ký bản công bố sản phẩm.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
Một số câu hỏi liên quan về thủ tục công bố thực phẩm chức năng
Khi tiến hành thủ tục công bố thực phẩm chức năng, cần nộp phí, lệ phí như thế nào?
Theo Biểu phí tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 67/2021/TT-BTC, khi tiến hành thủ tục công bố thực phẩm chức năng, cần phải nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm như sau:
Phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học là 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm.
Thời hạn giải quyết hồ sơ?
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm dinh dưỡng y học và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Thời hạn Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm là bao lâu?
Theo mẫu số 3 kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP không có thời hạn hiệu lực trong Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Như vậy, không có quy định về thời hạn Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và thủ tục gia hạn bản công bố.
Dịch vụ công bố thực phẩm của LAW FOR LIFE
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng;
- Tư vấn điều kiện, thủ tục xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Tư vấn thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng;
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo tài liệu để hoàn thiện hồ sơ công bố;
- Đại diện cho khách hàng tiến hành các thủ tục công bố sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đại diện đăng ký quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho thực phẩm được công bố.
- Tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan trong quá trình đưa nhãn hiệu ra thị trường và xuất khẩu thực phẩm ra nước ngoài.
Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý về công bố thực phẩm chức năng, vui lòng liên hệ LAW FOR LIFE để được hỗ trợ tốt nhất! Trân trọng.