Nội dung bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

5/5 - (1 bình chọn)

Bản tự bảo vệ là vũ khí bảo vệ cho bên bị đơn khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tuy nhiên, không có nhiều doanh nghiệp có thể nắm chắc về nội dung của bản tự bảo vệ này. Trong bài viết dưới đây, LAW FOR LIFE sẽ đưa ra nội dung bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010;
  • Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại.

Nội dung bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Nội dung bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Nội dung bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đóng một vai trò rất quan trọng đối với phía bị đơn. Nếu nội dung của bản tự bảo vệ là đầy đủ, chính xác và sắc bén sẽ giúp cho phía bị đơn có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của mình một cách hiệu quả nhất trước những cáo buộc từ phía nguyên đơn.

Dựa trên quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 về nội dung bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, theo đó, bản tự bảo vệ sẽ bao gồm các nội dung dưới đây:

  • Ngày, tháng, năm bị đơn làm bản tự bảo vệ;
  • Tên, cũng như địa chỉ của bị đơn;
  • Cơ sở và các chứng cứ để bị đơn dùng để tự bảo vệ (nếu có);
  • Tên và địa chỉ của trọng tài viên mà bị đơn mong muốn chọn, hoặc là đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài/ Tòa án có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên.

Bên cạnh các nội dung trên, căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, nội dung của bản tự bảo vệ còn có thể bao gồm cả nội dung sau:

  • Khi bị đơn cho rằng đối với vụ việc của mình trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dựa theo Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại Việt Nam 2010 và Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại;
  • Khi bị đơn nhận thấy rằng giữa mình và nguyên đơn không hề có thỏa thuận trọng tài;
  • Khi bị đơn cho rằng thỏa thuận trọng tài giữa các bên trong tranh chấp này là vô hiệu theo quy định tại Điều 6 và Điều 18 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 và Điều 3 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại;
  • Khi bị đơn có quan điểm rằng thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 và Điều 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại.

Lưu ý đối với nội dung của bản tự bảo vệ

  • Tên và địa chỉ được bị đơn ghi trong bản tự bảo vệ phải hoàn toàn chính xác, không được có bất kỳ sai lệch nào. Việc ghi sai tên hoặc địa chỉ của mình sẽ khiến cho bị đơn gặp phải một số rắc rối nhất định. Cụ thể:
  • Khi Hội đồng trọng tài gửi thông báo về phiên họp giải quyết tranh chấp, nhưng do sai địa chỉ khiến cho bị đơn không nhận được thông báo này và không tham gia phiên họp. Dù bị đơn có vắng mặt thì phiên họp vẫn tiếp tục được giải quyết căn cứ theo Điều 56 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010.
  • Khi nguyên đơn có yêu cầu hoãn phiên họp và Hội đồng trọng tài đã chấp thuận yêu cầu đó theo quy định tại Điều 57 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, nhưng vì sai địa chỉ nên thông báo hoãn đã không đến được tay bị đơn, khiến bị đơn tốn thời gian và chi phí đến địa điểm giải quyết tranh chấp.
  • Các cơ sở, tài liệu và chứng cứ để bị đơn dùng để tự bảo vệ là không bắt buộc phải nêu trong bản tự bảo vệ nếu như bị đơn không có. Tuy nhiên, để có thể tự bảo vệ cho mình một cách tốt nhất, bị đơn nên đưa các cơ sở cũng như chứng cứ, tài liệu có thể đưa vào bản tự bảo vệ của mình.
  • Nếu bị đơn mong muốn chọn một trọng tài viên nào đó cho mình, thì trong bản tự bảo vệ của mình, bị đơn phải ghi rõ ràng và chính xác tên và địa chỉ của trọng tài viên đó.
  • Nếu bị đơn muốn đề nghị chỉ định trọng tài viên thì bị đơn phải đề nghị đúng người có thẩm quyền chỉ định. Chẳng hạn:
  • Nếu bị đơn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Trung tâm trọng tài thì bị đơn sẽ đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài.
  • Còn trong trường hợp tranh chấp của bị đơn được giải quyết bởi trọng tài vụ việc thì đề nghị chỉ định trọng tài viên của bị đơn phải được gửi cho Tòa án có thẩm quyền.
  • Nếu bị đơn cho rằng mình thuộc một trong các trường hợp như trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, hay không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thì bị đơn phải nêu rõ những nội dung này trong bản tự bảo vệ của mình. Điều đó giúp cho quyền lợi của bị đơn được bảo đảm.

Ngoài ra, dựa vào quy định tại Khoản 5 Điều 35 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, dù cho nội dung của bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tuy đã được hoàn thiện, nhưng nếu bị đơn không nộp bản tự bảo vệ trong thời hạn được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 35 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 thì Hội đồng trọng tài vẫn sẽ tiến hành giải quyết tranh như bình thường.

Việc đã đáp ứng nội dung của bản tự bảo vệ nhưng không nộp đúng thời hạn cũng tương đương với việc bị đơn đã vụt mất một cơ hội để bảo vệ bản thân.

Một số lưu ý dành cho các bên tham gia tố tụng trọng tài

Tuy bản tự bảo là một nội dung mà không bắt buộc các doanh nghiệp là bị đơn trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải nộp cho Hội đồng trọng tài. Nhưng bản tự bảo vệ lại đóng góp một vai trò rất lớn trong việc giúp các doanh nghiệp này có thể bảo vệ được lợi ích chính đáng của bản thân.

Việc sinh ra quy định về bản tự bảo vệ không phải là một điều ngẫu nhiên. Nếu nội dung của bản tự bảo vệ là đúng đắn và có căn cứ xác thực sẽ giúp cho bị đơn có cơ sở để phản bác lại những quan điểm đối lập từ phía nguyên đơn. Từ đó, có thể dẫn tới kết quả cho bị đơn là bị đơn có thể thắng kiện trong cuộc tranh chấp của mình.

Do đó, các doanh nghiệp một khi đã trở thành bị đơn trong một cuộc tranh chấp mà sử dụng phương thức trọng tài để giải quyết, thì cần phải có sự lưu tâm lớn đến vấn đề nội dung của bản tự bảo vệ.

Nếu chỉ nhìn vào những gì mà pháp luật đã quy định thì sẽ thấy nội dung của bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá đơn giản, tuy vậy, trên thực tế lại ngược lại, nội dung của một bản tự bảo vệ là vô cùng phức tạp. Vì thế, các doanh nghiệp nên tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm, uy tín như đội ngũ luật sư, tư vấn viên của LAW FOR LIFE.

Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về nội dung bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài xin vui lòng liên hệ LAW FOR LIFE để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Icon
Facebook Icon
Phone Icon