Kiểu dáng công nghiệp là một trong những hình thức đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm tránh các đối thủ cạnh tranh sao chép và sử dụng sản phẩm trí tuệ của mình. Tuy nhiên, trường hợp bị xâm phạm thì sẽ giám định và xử lý thế nào thì không phải cá nhân/ tổ chức nào cũng nắm được. Vì vậy, Luật Việt Nam sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, bổ sung năm 2009, 2019, 2022
- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, và quản lý giống cây trồng.
Một số khái niệm
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Theo khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022), kiểu dáng công nghiệp được định nghĩa là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp. Sự thể hiện của kiểu dáng công nghiệp có thể được mô tả bằng nhiều phương tiện như hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của chúng. Quan trọng là kiểu dáng này phải có thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng, khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp. Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của tính thực tế và quan sát được của kiểu dáng trong ngữ cảnh sử dụng thực tế của sản phẩm.
Giám định xâm phạm kiểu dáng công nghiệp là gì?
Giám định xâm phạm kiểu dáng công nghiệp là một quá trình phân tích và đánh giá việc sử dụng, sao chép hoặc bắt chước một kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký bởi một bên khác mà không có sự cho phép
Đặc điểm của kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nhiệp bao gồm các đặc điểm như sau:
- Kiểu dáng công nghiệp phải được thể hiện rõ ràng thông qua các đặc điểm nhìn thấy được, mặc dù các định nghĩa về kiểu dáng công nghiệp không đề cập đến điều này. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng đây là một dấu hiệu tự nhiên vì hình dáng bên ngoài, màu sắc… chỉ có thể được nhận biết bằng thị giác. Điều này được coi là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá sự phù hợp của đối tượng đăng ký yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài của sản phẩm phải có thể nhìn thấy và nhận biết được bằng mắt thường.
- Kiểu dáng công nghiệp được biểu hiện bằng hình khối, đường nét, hoặc nói cách khác, có thể tồn tại trong không gian ba chiều hoặc trong mặt phẳng. Đường nét bao gồm đường viền, đường kẻ, nếp gấp, hoa văn trang trí được thể hiện ở chiều hai hoặc ba chiều trên bề mặt bên ngoài của sản phẩm để trang trí.
- Kiểu dáng công nghiệp được biểu hiện thông qua màu sắc, trong đó yếu tố màu sắc được hiểu trên hai khía cạnh: màu sắc tự nhiên do vật liệu (vật liệu sử dụng để chế tạo sản phẩm) tạo ra và màu sắc nhân tạo là màu sắc do nhà sản xuất áp dụng lên bề mặt của sản phẩm.
- Kiểu dáng công nghiệp bắt buộc phải áp dụng cho một sản phẩm cụ thể, và tập hợp các đặc điểm tạo dáng không liên quan trực tiếp đến sản phẩm sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là toàn bộ những đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực được sản xuất bằng cách công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng.
- Kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng lưu thông độc lập. Khi đó, nó phải là một sản phẩm hoàn chỉnh (ví dụ kiểu dáng xe máy) hoặc là một bộ phận, chi tiết lắp ráp với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh và có thể tháo rời (ví dụ kiểu dáng hộp đèn xe máy, kiểu dáng yếm xe máy).
Cơ quan có chức năng giám định kiểu dáng công nghiệp
Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có duy nhất một cơ quan công lập có đủ điều kiện giám định kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật đó là: Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Vietnam Intellectual Property Research Institute – VIPRI) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chủ thể có quyền yêu cầu giám định xâm phạm
Theo quy định tại Điều 116, Nghị định 65/2023/NĐ-CP, các chủ thể sau đây có quyền yêu cầu giám định xâm phạm kiểu dáng công nghiệp:
- Chủ thể có quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký
- Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp hoặc bị khiếu lại, tố cáo liên quan đến kiểu dáng công nghiệp
- Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xâm phạm về kiểu dáng công nghiệp
- Tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, giám định viên sở hữu công nghiệp thực hiện giám định
Hồ sơ giám định xâm phạm kiểu dáng công nghiệp
Để nộp hồ sơ giám định xâm phạm, cá nhân/ tổ chức cần chuẩn bị tài liệu như sau:
STT | Tên Tài liệu | Số lượng |
1 | Văn bản thể hiện yêu cầu giám định (Quyết định trưng cầu giám định/Tờ khai yêu cầu giám định), trong đó có các thông tin về người yêu cầu / trưng cầu; đối tượng giám định; mục đích, nội dung và các yêu cầu cụ thể khác về việc giám định | 1 |
2 | Tài liệu thể hiện căn cứ phát sinh/ xác lập quyền sở hữu công nghiệp (Văn bằng bảo hộ – Đăng ký quốc tế nhãn hiệu) | 1 |
3 | Tài liệu, Mẫu vật thể hiện đối tượng giám định (tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo…, vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì … có chứa/mang đối tượng giám định); | 1 |
4 | Hợp đồng dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp; | 1 |
5 | Chứng từ nộp phí giám định; | 1 |
6 | Giấy ủy quyền cho LAW FOR LIFE (Trong trường hợp có nhu cầu sử dụng dịch vụ của LAW FOR LIFE). | 1 |
Ngoài các tài liệu bắt buộc phải có nêu trên, cá nhân/ tổ chức có thể nộp thêm các tài liệu khác để phụ vụ cho việc giám định được diễn ra dễ dàng hơn. Ví dụ: Tài liệu mô tả lập luận của các bên liên quan, quyết định giải quyết vụ việc tương tự của cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đánh giá khi giám định ,các kết quả kiểm nghiệm, đo lường.
Quy trình giám định kiểu dáng công nghiệp
Bước 1: Người có quyền yêu cầu giám định kiểu dáng công nghiệp tiến hành lựa chọn hình thức và tổ chức giám định.
Bước 2: Người có quyền yêu cầu giám định chuẩn bị và nộp hồ sơ đến tổ chức giám định.
Bước 3: Tổ chức giám định kiểu dáng công nghiệp tiếp nhận hồ sơ
- Kiểm tra, phân loại kiểu dáng công nghiệp/ Tài liệu
- Đánh dấu nguyên trạng
- Thu phí cơ bản đối với đơn nộp trực tiếp
- Thông báo tiếp nhận/ Cấp biên nhận
- Lập hồ sơ giám định
- Vào sổ biên nhận
- Giao hồ sơ giám định cho bộ phận giám định
Bước 4: Thụ lý hồ sơ giám định
Khi cơ quan giao hồ sơ giám định cho bộ phận chuyên môn, thì tại đây sẽ thực hiện các hoạt động:
- Kiểm tra hình thức hồ sơ giám định
- Kiểm tra lĩnh vực, đối tượng, mục đích, nội dung giám định
- Đánh giá sự hợp lệ và phù hợp của yêu cầu giám định
- Kết luận chấp nhận hoặc từ chối giám định
- Thông báo kết luận: Giao kết hợp đồng giám định
Trong đó bắt buộc phải có những nội dung như sau:
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định;
- Tên, địa chỉ của tổ chức giám định hoặc giám định viên;
- Nội dung yêu cầu giám định;
- Các chứng cứ, tài liệu, hiện vật có liên quan;
- Thời hạn trả kết luận giám định;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Địa điểm, thời gian thực hiện việc giám định;
- Chi phí thực hiện giám định và phương thức thanh toán;
- Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại; phương thức giải quyết tranh chấp.
Bước 5: Thực hiện các nội dung giám định
Trong giai đoạn giám định này, cá nhân/ tổ chức sẽ thực hiện các hoạt động tra cứu thông tin, đo đạc; kiểm nghiệm; tham khảo ý kiến.
- Kiểm tra căn cứ phát sinh/ xác lập kiểu dáng công nghiệp liên quan đến nội dung giám định
- Tra cứu thông tin gốc về kiểu dáng công nghiệp liên quan
- Kiểm tra hiệu lực và xác định phạm vi bảo hộ
- Định vị đối tượng được xem xét
- Thiết lập công thức xác định đối tượng được xem xét
- So sánh, đánh giá đối tượng được xem xét theo nội dung giám định
- Tổng hợp kết quả
Bước 6: Xử lý kết quả giám định và kết thúc.
- Xây dựng sản phẩm giám định
- Quyết toán phí giám định
- Bàn giao sản phẩm, thanh lý hợp đồng
- Xử lý hồ sơ giám định, mẫu vật, thiết lập dữ liệu lưu trữ.
Quý khách hàng có nhu cầu liên quan đến pháp luật sở hữu trí tuệ, giám định xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, giám định xâm phạm nhãn hiệu vui lòng liên hệ LAW FOR LIFE để được hỗ trợ tốt nhất!