Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có quy mô nền kinh tế lớn nhất Việt Nam. Các hoạt động giao dịch, kinh doanh thương mại ở thành phố Hồ Chí Minh luôn phát triển mạnh mẽ và rất sôi động. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động thương mại, thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi phát sinh nhiều tranh chấp trong kinh doanh thương mại, nơi tập trung nhiều các trung tâm trọng tài cũng như trung tâm hòa giải thương mại, nơi hành nghề của nhiều hòa giải viên, nơi có hoạt động hòa giải thương mại phát triển nhất trong cả nước. Vì vậy, trong bài viết này, LAW FOR LIFE sẽ cung cấp cho quý khách các thông tin liên quan đến giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa tại Hồ Chí Minh.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015.
- Luật Thương mại 2005.
- Luật Trọng tài thương mại 2010.
- Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại.
Hợp đồng mua bán là gì?
Các văn bản Pháp luật hiện hành Việt Nam hiện nay chưa có quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa, nhưng dựa trên khái niệm chung về hợp đồng dân, khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015 và khái niệm mua bán hàng hóa (Khoản 8, Điều 3, Luật thương mại 2005) có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
“Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
Tranh chấp mua bán hàng hóa là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa thiết lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch dân sự. Tranh chấp mua bán hàng hóa là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ đã xác định trước đó của các chủ thể mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Tình hình giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa tại Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là thành phố năng động và thân thiện, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ quan trọng của phía Nam nói riêng và cả nước nói chung và cũng là một trong những địa phương xảy ra nhiều tranh chấp liên quan đến vấn đề mua bán hàng hóa. Sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế cũng kéo theo sự gia tăng các tranh chấp kinh doanh thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo tổng kết hoạt động hòa giải thương mại năm 2020 của Bộ Tư pháp, trong số 73 vụ việc được giải quyết bằng phương thức hòa giải thương mại thì có 70 vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2021, do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, hoạt động hòa giải thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, của cả nước nói chung trầm lắng hơn khi chỉ có 3/27 vụ việc được giải quyết tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, khi nền kinh tế đang dần ổn định, các giao dịch mua bán tại thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định lại vị thế của mình trong việc đóng góp GDP vào nền kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên, song song với sự nợ rộ của các giao dịch là các tranh chấp được nảy sinh. Vì vậy, để có thể bảo vệ cho các giao dịch của mình tại thành phố Hồ Chí Minh, quý khách nên có những kiến thức sơ bộ liên quan đến giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch mua bán hàng hóa
Giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa tại Hồ Chí Minh
Theo quy định của Luật Thương mại 2005, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thì các bên có thể giải quyết bằng con đường thương lượng, hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải, giải quyết tại Trọng tài thương mại, giải quyết tại Tòa án, giải quyết tại trọng tài.
Giải quyết tranh chấp bằng Thương lượng
Đây là phương thức giải quyết bằng cách hai bên trong hoạt động thương mại cùng nhau tiếp xúc, tìm hiểu, dàn xếp, nhượng bộ để tháo gỡ những bất đồng phát sinh nhằm loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Cách thức giải quyết này chỉ đem lại hiệu quả đối với các giao dịch mua bán mà các bên đã có được sự thông cảm, thấu hiểu cho nhau trong quá trình giao dịch. Đối với các giao dịch chênh lệch lớn về mặt lợi ích thì phương thức giải quyết này khó mang lại hiệu quả như mong muốn của các bên.
Giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa bằng Hòa giải
Hòa giải là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư trong đó hòa giải viên là người thứ ba được chính các bên chấp nhận lựa chọn, giúp các bên tranh chấp đạt được sự thỏa thuận.
Trường hợp lựa chọn bên thứ ba là tổ chức hòa giải thì thủ tục thực hiện theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 do Chính phủ ban hành về hòa giải thương mại. Tuy nhiên, tổ chức hòa giải cũng không có chức năng tài phán để ràng buộc các bên tuân thủ theo kết quả hòa giải.
Thủ tục tiến hành hòa giải
Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải thương mại như sau:
- Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
- Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
- Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
- Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.
Phương thức tiến hành hòa giải tại phiên họp hòa giải
- Nếu các bên không có thỏa thuận một phương thức hòa giải cụ thể nào thì Hòa giải viên tiến hành hòa giải theo phương thức mà Hòa giải viên nhận thấy thích hợp nhất.
- Trường hợp tranh chấp hơn một hòa giải viên tiến hành hòa giải, các hòa giải viên sẽ bầu chọn một trong số họ làm Chủ tọa để điều khiển các phiên họp hòa giải.
- Hòa giải viên ứng xử lịch sự, công bằng với các bên và tạo điều kiện cho các bên phát biểu tất cả các ý kiến.
- Tại phiên họp hòa giải cũng như tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, Hòa giải viên đều có thể đưa ra các gợi ý và đề xuất giải pháp giải quyết tranh chấp.
- Trường hợp không đạt được thỏa thuận giải quyết vụ việc, các bên lập biên bản hòa giải không thành ghi nhận sự việc và cùng xác định chấm dứt hòa giải hoặc cùng đề nghị Hòa giải viên tổ chức phiên họp hòa giải tiếp theo. Biên bản hòa giải không thành có chữ ký của các bên và Hòa giải viên.
- Trường hợp đạt được thỏa thuận giải quyết vụ việc, các bên lập Văn bản về kết quả hòa giải thành.
- Quá trình hòa giải chấm dứt khi Văn bản về kết quả hòa giải thành được lập, ký kết và giao cho các bên theo đúng quy định tại Điều 23 của Quy tắc hòa giải.
Giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa bằng Trọng tài Thương mại
Thực hiện theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, tính đến cuối năm 2021, có 4 Trung tâm hòa giải thương mại đã được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh; cùng với đó, một số Trung tâm trọng tài cũng đã đăng ký bổ sung hoạt động hòa giải thương mại và thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, điển hình như: Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đã ra mắt Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC), trụ sở chính tại Hà Nội và có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
LAW FOR LIFE sẽ cung cấp đến quý khách các thông tin liên quan đến giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa tại Trung tâm trọng tài Thương mại Hồ Chí Minh.
Trung tâm trọng tài Thương mại Hồ Chí Minh
- Trụ sở chính: Tầng 11 – Số 224 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
- Điện thoại: (028) 3932 0154 – (028) 3932 2072
- Email: info@tracent.com.vn
- Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 08:00 – 11:30 & 13h30 – 17:00
Quy tắc áp dụng giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa tại Trung tâm trọng tài Thương mại Hồ Chí Minh
- Các bên có thảo thuận trọng tài trước, trong hoặc sau khi có tranh chấp xảy ra. Đối với trường hợp hai bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc có những thỏa thuận này vô hiệu thì Tòa án sẽ là cơ quan cuối cùng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp này.
- Nếu thỏa thuận trọng tài thuộc các trường hợp không thể thực hiện được theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số điều luật của luật trọng tài thương mại thì Tòa án sẽ có thẩm quyền xét xử.
- Các bên tranh chấp có thoả thuận hòa giải và một bên nộp đơn yêu cầu hòa giải đến Trung tâm Trọng tài Thương mại thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là “TRACENT”)
- Các bên tranh chấp không tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải cũng không có thoả thuận chọn quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại khác.
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
Mục 2 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án các cấp. Theo đó, điểm b khoản 1 Điều 35 quy định tranh chấp về kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp huyện.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tranh chấp.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc hỗ trợ giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa tại Hồ Chí Minh, xin vui lòng liên hệ đến dịch vụ hỗ trợ của LAW FOR LIFE để được hỗ trợ tốt nhất!