Doanh nghiệp phải có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội. Việc báo tăng bảo hiểm xã hội chậm sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, doanh nghiệp có thể bị phạt vi phạm, doanh nghiệp phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Nếu doanh nghiệp chưa có nhân sự phụ trách làm hồ sơ bảo hiểm, doanh nghiệp liên hệ ngay LAW FOR LIFE. Chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm cho doanh nghiệp với nhiều gói dịch vụ, phù hợp với chi phí của doanh nghiệp.
Dịch vụ báo tăng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp của LAW FOR LIFE được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn bởi thời gian xử lý nhanh chóng, chính xác. Nhân viên tư vấn thực hiện thủ tục luôn nắm chắc quy trình thủ tục, quy định pháp lý. Ngoài thực hiện thủ tục báo tăng lao động, trong quá trình xử lý hồ sơ, nếu hợp đồng lao động của doanh nghiệp chưa phù hợp, LAW FOR LIFE sẽ tư vấn điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
Một số trường hợp cần báo tăng bảo hiểm xã hội như sau:
- Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ báo tăng.
- Người lao động đi làm sau khi nghỉ thai sản, nghỉ ốm đi làm lại.
- Người lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên đi làm lại…
Hồ sơ doanh nghiệp cần cung cấp:
- Đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động;
- Hợp đồng lao động;
- Căn cước công dân của người lao động;
- Thông tin số điện thoại, email của người lao động;
- Số sổ bảo hiểm (nếu người lao động đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội);
- Sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú (nếu người lao động chưa được đồng bộ mã hộ gia đình);
- Chữ ký số;
- Thông tin đăng nhập phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội.
Thời gian thực hiện dịch vụ báo tăng bảo hiểm nhanh nhất
Sau khi nhận đủ hồ sơ mà doanh nghiệp, tổ chức cung cấp, LAW FOR LIFE sẽ thực hiện ngay thủ tục báo tăng.
Thời gian khoảng từ 1 đến 7 ngày làm việc, cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hành xử lý hồ sơ. Nếu hồ sơ được chấp thuận, bộ phận cấp sổ thẻ sẽ thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội và thẻ BHYT cho đơn vị.
Trường hợp người lao động đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ in, phát thẻ bảo hiểm y tế.
Trường hợp người lao động chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội, tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ in, phát sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, một số cơ quan bảo hiểm xã hội hiện nay không thực hiện in thẻ cứng bảo hiểm y tế. Người lao động thực hiện đăng ký tài khoản VSSID để sử dụng ứng dụng, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Hồ sơ báo tăng lao động bao gồm:
Hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN cần chuẩn bị theo quy định tại Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017.
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS).
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)
Số lượng hồ sơ 01 bộ.
Lưu ý khi kê khai báo tăng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Tại khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định quản lý đối tượng đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì:
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên;
- Đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất;
- Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng.
Mức phạt khi thực hiện thủ tục báo tăng muộn
Tại điểm a khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt, cụ thể như sau:
“4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực;”
Như vậy, với mỗi người lao động bị báo tăng chậm, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 02 đến 04 triệu đồng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 04 đến 08 triệu đồng/người lao động bị xâm phạm quyền lợi nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu của LAW FOR LIFE xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0865 867 258 để được tư vấn và hỗ trợ.