Chi phí giám định, định giá tài sản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, việc giám định, định giá tài sản đang xuất hiện ngày càng nhiều và dần trở nên phổ biến. Vậy giám định, định giá tài sản là gì? Chi phí giám định, định giá tài sản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được phân chia như thế nào? Để giải đáp cho câu hỏi này của quý khách hàng, LAW FOR LIFE sẽ đưa ra bài viết dưới đây.

Chi phí giám định, định giá tài sản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Cơ sở pháp lý

  • Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010;
  • Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Chi phí giám định, định giá tài sản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Phí trọng tài

Liệu chi phí giám định, định giá tài sản có thuộc vào một trong các loại phí trọng tài không? Đây là một câu hỏi thường gặp của các chủ thể khi tham gia vào giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Để giải đáp cho câu hỏi này thì cần căn cứ vào quy định về phí trọng tài được quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Trọng tài Thương mại Việt Nam năm 2010. Theo đó, phí trọng tài sẽ bao gồm các loại chi phí sau:

  • Thù lao của các trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài, chi phí di chuyển cùng các chi phí khác dành cho trọng tài viên;
  • Chi phí dùng để tham vấn ý kiến đến từ các chuyên gia và các trợ giúp khác dựa trên yêu cầu được đưa ra bởi Hội đồng trọng tài;
  • Chi phí hành chính;
  • Chi phí dùng để chỉ định trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài khi mà các bên tranh chấp có yêu cầu chỉ định trọng tài viên vụ việc để giải quyết tranh chấp của họ;
  • Phí khi sử dụng các loại dịch vụ tiện ích được Trung tâm trọng tài cung cấp.

Chi phí định giá trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Từ nội dung của quy định đã được đưa ra ở trên, có thể thấy, trong số các loại phí trọng tài được pháp luật quy định, không có nội dung nào nhắc về chi phí giám định, định giá tài sản. Tuy nhiên, chi phí giám định, định giá tài sản có thể được gồm vào nhóm chi phí trợ giúp khác được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 34 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010.

Lý do cho điều này là bởi, căn cứ theo nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 46 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010, Hội đồng trọng tài tự mình hoặc dựa trên yêu cầu đến từ một hoặc các bên mà tiến hành sử dụng quyền trưng cầu giám định, định giá tài sản trong vụ việc để có thêm căn cứ để giải quyết được vụ tranh chấp.

Dựa vào nội dung của quy định này, có thể rút ra được một số đặc trưng của việc giám định, định giá tài sản trong một vụ tranh chấp được giải quyết bởi trọng tài như sau:

  • Về chủ thể yêu cầu tiến hành việc giám định, định giá tài sản có thể là một trong các chủ thể sau:
  • Một trong các bên tranh chấp yêu cầu Hội đồng trọng tài tiến hành trưng cầu giám định, định giá tài sản;
  • Hoặc cả hai bên tranh chấp đều cùng đưa ra yêu cầu cho Hội đồng trọng tài tiến hành việc trưng cầu giám định, định giá tài sản;
  • Hoặc Hội đồng trọng tài tự mình thực hiện quyền trưng cầu giám định, định giá tài sản của mình;
  • Mục đích của việc tiến hành giám định, định giá tài sản là để có thể trở thành một trong các căn cứ để hỗ trợ Hội đồng trọng tài có thể giải quyết được vụ tranh chấp.

Bên cạnh đó, cách thức phân bổ chi phí giám định, định giá tài sản cũng được pháp luật Việt Nam quy định một cách chi tiết tại Khoản 3 Điều 46 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010. Cụ thể, chi phí giám định, định giá tài sản sẽ được phân bổ như sau:

  • Trường hợp bên yêu cầu giám định, định giá tài sản tạm ứng chi phí giám định này, thì bên có yêu cầu sẽ tiến hành tạm ứng trước loại chi phí này, và chi phí này cũng được tính vào phí trọng tài. Do đó, sau khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết cuối, bên thua kiện sẽ là bên phải chi trả cho chi phí này.
  • Trường hợp Hội đồng trọng tài có sự phân bổ chi phí giám định, định giá tài sản, thì tùy vào tình huống thực tiễn, Hội đồng trọng sẽ tiến hành phân chia chi phí này sao cho hợp lý. Ở tình huống này, các bên trong tranh chấp sẽ phải tuân thủ theo sự phân bổ này của Hội đồng trọng tài, và phải nộp đủ theo số phần mình đã được phân chia.

Chi phí giám định, định giá tài sản theo Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Khác với nội dung được quy định trong Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010, trong Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), chi phí giám định, định giá tài sản được đề cập trực tiếp tại Khoản 4 Điều 34 và được xác định là một trong các loại phí trọng tài.

Không những vậy, Khoản 3 Điều 19 trong Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cũng bổ sung thêm trường hợp nếu các bên tranh chấp không nộp đủ chi phí giám định, định giá tài sản. Trong khi vấn đề này trong Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010 không được nhắc đến.

Theo đó, trong mọi trường hợp mà các bên tranh chấp không nộp đủ chi phí giám định, định giá tài sản thì Hội đồng trọng tài sẽ tiếp tục tiến hành giải quyết vụ tranh chấp dựa trên những gì trong hồ sơ hiện có. Tức là, việc giám định, định giá tài sản sẽ không trở thành căn cứ để giải quyết vụ việc nếu phí giám định, định giá tài sản không được nộp đủ.

Dẫu vậy, nội dung của các quy định còn lại liên quan đến vấn đề chi phí giám định, định giá tài sản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài giữa Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam với Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010 về cơ bản là tương tự nhau.

Một số lưu ý dành cho các doanh nghiệp khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Một khi đã lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp cho vụ việc của mình, các doanh nghiệp cần phải đặc biệt lưu ý đến các loại phí trọng tài, trong đó có bao gồm cả chi phí giám định, định giá tài sản trong trường hợp có yêu cầu giám định, định giá tài sản.

Lý do là vì, việc không nộp đủ loại phí này có thể dẫn đến việc giám định, định giá tài sản sẽ không được công nhận. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, kết quả giám định, định giá tài sản sẽ không được Hội đồng trọng tài sử dụng như một căn cứ để giải quyết cho vụ việc.

Hơn thế nữa, chi phí giám định, định giá tài sản còn tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau mà lại có một mức giá khác nhau. Từ đó dẫn đến việc xác định và chi trả chi phí giám định, định giá tài sản của các doanh nghiệp là một bên trong tranh chấp giải quyết bằng trọng tài cũng trở nên khó khăn hơn.

Vì thế, các doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà có mong muốn yêu cầu Hội đồng trọng tài trưng cầu giám định, định giá tài sản thì nên tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia có uy tín, có chuyên môn cao và có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực này như đội ngũ luật sư, tư vấn viên của LAW FOR LIFE để được hỗ trợ một cách hiệu quả nhất.

Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về chi phí giám định, định giá tài sản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài xin vui lòng liên hệ LAW FOR LIFE để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Icon
Facebook Icon
Phone Icon