Tự công bố sản phẩm bánh kẹo

5/5 - (1 bình chọn)

Bánh kẹo là thực phẩm đã được chế biến bao gói sẵn phải công bố trước khi đưa ra thị trường. Tổ chức, cá nhân đang tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm bánh kẹo tại Việt Nam trước khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ thị trường phải tiến hành công bố chất lượng sản phẩm. Ngoài yếu tố pháp lý, với mục đích mang lại những sản phẩm chất lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tự công bố chất lượng sản phẩm bánh kẹo còn khẳng định sản phẩm được hợp pháp bán tại các siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng am hiểu về thủ tục khiến quá trình công bố, đưa thực phẩm ra thị trường chậm trễ, ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của doanh nghiệp. Trong bài viết này, LAW FOR LIFE sẽ cung cấp cho quý khách hành những quy định của pháp luật hiện hành về tự công bố sản phẩm bánh kẹo.

Tự công bố sản phẩm bánh kẹo

Hồ sơ tự công bố sản phẩm bánh kẹo trong nước

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, Quý khách cần chuẩn bị hồ sơ như sau để tiến hành tự công bố sản phẩm trong nước:

Hồ sơ tự công bố sản phẩm bánh kẹo trong nước

Thực tế, quý khách sẽ cần cung cấp các tài liệu sau cho LAW FOR LIFE khi thực hiện nộp hồ sơ:

STT Loại tài liệu Số lượng
1 Giấy đăng ký kinh doanh 1 bản
2 Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong thời gian 12 tháng hoặc mẫu sản phẩm (nếu doanh nghiệp chưa kiểm nghiệm) 1 bản
3 Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định 02 bản
4 Mẫu nhãn sản phẩm 1 bản

Trong đó, bản tự công bố sản phẩm LAW FOR LIFE sẽ chuẩn bị dựa theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Giấy ủy quyền nộp hồ sơ sẽ được LAW FOR LIFE soạn thảo dựa trên các thông tin do khách hàng cung cấp.

Trong trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch công chứng sang tiếng Việt và phải còn hiệu lực tại thời điểm được công bố.

Thời gian thực hiện: 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Quy định về mẫu nhãn sản phẩm trong hồ sơ tự công bố

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, thành phần hồ sơ bao gồm Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu, trong đó có nội dung về mẫu nhãn sản phẩm. Tuy nhiên, không có yêu cầu về bản dịch nhãn hàng hóa. Vì vậy, doanh nghiệp có thể bổ dung sau khi tự công bố sản phẩm.

Mẫu nhãn sản phẩm dự kiến trong hồ sơ tự công bố phải giống với nhãn thực tế của sản phẩm. Theo quy định về nhãn hàng hóa nhập khẩu, hồ sơ phải gồm bản dịch đối với nhãn tiếng nước ngoài.

Một số quy chuẩn thường dùng trong hồ sơ tự công bố bánh kẹo

Trong Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu, sẽ có phần thông tin về các quy chuẩn, cụ thể là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo một trong các quy chuẩn sau:

  • Quy chuẩn kỹ thuật Quốc; hoặc
  • Thông tư của các bộ, ngành; hoặc
  • Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hoặc
  • Tiêu chuẩn Quốc gia (trong trường hợp chưa có các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các Bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương); hoặc
  • Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia); hoặc
  • Tiêu chuẩn nhà sản xuất đính kèm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài).

Trình tự tự công bố sản phẩm

Trình tự tự công bố sản phẩm

Bước 1: Tổ chức, cá nhân làm thủ tục kiểm nghiệm bánh kẹo

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị mẫu bánh kẹo cần thực hiện kiểm nghiệm.

Lưu ý: Việc kiểm nghiệm phải được thực hiện tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.

Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm

Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm có thể lựa chọn một trong các phương thức công bố sau:

  • Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, hoặc
  • Trang thông tin điện của của tổ chức, cá nhân tự công bố, hoặc
  • Niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân tự công bố.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm phải thực hiện công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.

Trong trường hợp chưa có hệ thống tin dữ liệu điện tử, tổ chức, cá nhân nộp 01 bản công bố qua đường bưu điện hoặc tới trực tiếp cơ quan có thẩm quyền trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để nộp hồ sơ.

Nếu cá nhân, tổ chức có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm bánh kẹo thì chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước. Và các lần tự công bố tiếp theo đều phải nộp tại cơ quan của lần nộp trước đó.

Bước 3: Sản xuất và kinh doanh sản phẩm bánh kẹo

  • Theo quy định tại điểm b khoản 2 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm bánh kẹo và chịu hoàn toàn trách nhiệm về an toàn của sản phẩm đó.
  • Như vậy, tổ chức, cá nhân không cần đợi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà chỉ cần tự công bố các hồ sơ như quy định là có thể tự sản xuất, kinh doanh sản phẩm bánh kẹo.

Câu hỏi liên quan đến tự công bố sản phẩm bánh kẹo

Không tự công bố lại sản phẩm khi có sự thay đổi liệu có bị xử phạt hay không?

Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP, nếu cá nhân có sự thay đổi về sản phẩm thuộc những trường hợp cần phải thực hiện tự công bố mà cá nhân đó không tự công bố thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Mức phạt trên áp dụng cho cá nhân, đối với tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Sửa chữa, tẩy xóa bản tự công bố có bị xử phạt hay không?

Có. Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP, nếu cá nhân sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt của cá nhân.

Sản phẩm bánh kẹo nào không cần tự công bố?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, những sản phẩm sau đây không cần tiến hành tự công bố:

  • Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu
  • Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng hóa để phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân mà không tiêu thụ tại thị trường trong nước

Dịch vụ tư vấn tự công bố sản phẩm bánh kẹo của LAW FOR LIFE

  • Soạn thảo hồ sơ công bố sản phẩm cho quý doanh nghiệp.
  • Đại diện khách hàng dịch thuật và công chứng những giấy tờ cần thiết.
  • Đại diện đi kiểm nghiệm mẫu để làm hồ sơ công bố sản phẩm .
  • Đại diện theo tiến trình giải quyết hồ sơ nhanh cho doanh nghiệp.
  • Đại diện nhận kết quả công bố và giao tận nơi cho quý khách hàng.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục tự công bố sản phẩm nói chung, xin vui lòng liên hệ LAW FOR LIFE để được hỗ trợ tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Icon
Facebook Icon
Phone Icon