Mức giảm trừ gia cảnh có thay đổi khi tăng lương cơ sở?
Hiện nay, vẫn chưa có thông tin về mức giảm trừ gia cảnh mới khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng. Do đó, mức giảm trừ gia cảnh đang áp dụng tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 như sau:
- Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng tương đương 132 triệu đồng/năm
- Giảm trừ gia cảnh cho mỗi người phụ thuộc của người nộp thuế là 4,4 triệu đồng/tháng/người phụ thuộc
Tức là, khi cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng hoặc 132 triệu đồng/năm sẽ phải nộp thuế cho số tiền vượt mức trên. Cụ thể:
Số người phụ thuộc |
Thu nhập/tháng |
Thu nhập/năm |
Không có |
> 11 triệu đồng/tháng |
> 132 triệu đồng/năm |
Có 01 người phụ thuộc |
> 15,4 triệu đồng/tháng |
> 184,8 triệu đồng/năm |
Có 02 người phụ thuộc |
> 19,8 triệu đồng/tháng |
> 237,6 triệu đồng/năm |
Có 03 người phụ thuộc |
> 24,2 triệu đồng/tháng |
> 290,4 triệu đồng/năm |
Có 04 người phụ thuộc |
> 28,6 triệu đồng/tháng |
> 343,2 triệu đồng/năm |
Do đó, khi thu nhập của công chức, viên chức tăng khi tăng lương cơ sở thì có thể đối tượng này sẽ đạt đến mức thu nhập phải nộp thuế thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Ví dụ: Công chức A là công chức loại A2, nhóm A2.2 hưởng lương bậc 4, hệ số lương 5,02, trước 01/7/2024 có mức lương (chưa bao gồm phụ cấp…) là 9,036 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, sau 01/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng kéo theo đó thu nhập của đối tượng này sẽ tăng lên 11,746 triệu đồng/tháng.
Đồng thời, hàng tháng, công chức này hưởng thêm tổng thu nhập là 05 triệu đồng và có 01 người phụ thuộc.
Khi đó, tổng thu nhập của công chức A là: 11,746 triệu đồng/tháng + 05 triệu đồng/tháng = 16,746 triệu đồng/tháng.
Do người này chỉ có một người phụ thuộc nên được giảm trừ 15,4 triệu đồng/tháng. Do đó, thu nhập chịu thuế sẽ là: 16,746 – 15,4 triệu đồng/tháng = 1,346 triệu đồng.
Lưu ý: Người này không còn khoản giảm trừ thuế và thu nhập nào khác.
Cách tính mức giảm trừ gia cảnh từ tiền lương, tiền công
Hiện nay có hai đối tượng có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Theo đó, với mỗi đối tượng, các tính thuế thu nhập cá nhân lại khác nhau.
Cá nhân cư trú
Đây là đối tượng được giảm trừ gia cảnh và có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam. Cụ thể cách tính thuế thu nhập cá nhân của đối tượng này như sau:
– Khi ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên:
Trong đó:
– Tổng thu nhập là tất cả các khoản thu nhập của người này.
– Các khoản thu nhập được miễn thuế gồm: Tiền lương làm thêm ban đêm cao hơn làm việc ban ngày, làm trong giờ…
– Các khoản giảm trừ: Giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng/người nộp thuế, 4,4 triệu đồng/tháng/người phụ thuộc
– Thuế suất: Được tính theo phương pháp là lũy tiến với công thức:
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất |
1 |
≤ 60 |
≤ 05 |
5% |
2 |
Trên 60 – 120 |
Trên 05 – 10 |
10% |
3 |
Trên 120 – 216 |
Trên 10 – 18 |
15% |
4 |
Trên 216 – 384 |
Trên 18 – 32 |
20% |
5 |
Trên 384 – 624 |
Trên 32 – 52 |
25% |
6 |
Trên 624 – 960 |
Trên 52 – 80 |
30% |
7 |
> 960 |
> 80 |
35% |
– Khi ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng trở lên: Với mỗi thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập. Cụ thể công thức tính như sau:
Cá nhân không cư trú
Với đối tượng này, do không được tính giảm trừ gia cảnh nên khi có thu nhập trừ các khoản đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện thì cá nhân không cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo công thức:
Trên đây là giải đáp thông tin: Mức giảm trừ gia cảnh có thay đổi khi tăng lương cơ sở?