Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động thương mại rất phát triển, là trung tâm kinh tế của Việt Nam. Trong Điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều hiệp định thương mại thế giới, đi kèm với đó các tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong quá trình tranh chấp, các bên liên quan đều mong muốn tìm ra phương pháp tối ưu nhất, vừa tiết kiệm chi phí và thời gian, vừa bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, LAW FOR LIFE sẽ cung cấp những thông tin về giải quyết tranh chấp thương mại tại Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
- Luật Thương mại năm 2005;
- Luật trọng tài thương mại năm 2010;
- Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hoà giải thương mại.
Một số khái niệm liên quan
Hoạt động thương mại là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Luật thương mại 2005 thì: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Tranh chấp thương mại là gì?
Tranh chấp thương mại là những tranh chấp xuất phát từ mâu thuẫn, xung đột về mặt lợi ích phát sinh từ hoạt động thương mại bởi ít nhất một bên là chủ thể kinh doanh liên quan đến hoạt động kinh doanh từ khâu đầu tư, sản xuất, mua bán, dịch vụ thương mại trên thương trường.
Đặc điểm của tranh chấp thương mại
Chủ thể tranh chấp thương mại
Trong tranh chấp thương mại, các chủ thể tham gia tranh chấp có thể là các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Tuy nhiên, ít nhất một bên trong tranh chấp phải là thương nhân thì tranh chấp mới được coi là tranh chấp thương mại. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các cá nhân và tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại, chẳng hạn như các tranh chấp liên quan đến thành lập, sáp nhập, giải thể, hoạt động, chia tách, phá sản của công ty giữa các thành viên công ty.
Lĩnh vực phát sinh tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Theo đó, các lĩnh vực phát sinh tranh chấp thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Phân loại tranh chấp thương mại
Dựa trên những căn cứ pháp lý khác nhau, tranh chấp thương mại được chia thành các loại tranh chấp sau:
- Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế;
- Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp: tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên;
- Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp: tranh chấp thương mại gồm tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đầu tư, tài chính…;
- Căn cứ vào quá trình thực hiện: tranh chấp thương mại bao gồm các tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng;
- Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp: tranh chấp thương mại bao gồm: tranh chấp thương mại hiện tại và tranh chấp thương mại trong tương lai.
Tổng quan về thị trường thương mại tại Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố năng động và thân thiện, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ quan trọng của phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Nhiều năm liền, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có đóng góp nhiều nhất vào tổng sản phẩm (GDP) và tổng thu ngân sách của cả nước. Các hoạt động giao dịch, kinh doanh thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh luôn phát triển mạnh mẽ và rất sôi động. Sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế cũng kéo theo sự gia tăng các tranh chấp kinh doanh thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhu cầu giải quyết tranh chấp thương mại tại Hồ Chí Minh
Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại cần đáp ứng được một số yêu cầu như sau:
- Nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh thương mại.
- Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh, thương mại.
- Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên.
- Kinh tế nhất (ít tốn kém).
Có thể thấy, đây là những nhu cầu chính đáng của những thương nhân kinh doanh. Do vậy, tùy thuộc vào tính chất của tranh chấp, việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp là yêu cầu quan trọng cần đến sự giúp đỡ, tư vấn của luật sư để đạt hiệu quả cao nhất.
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại Hồ Chí Minh
Hiện nay có các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại sau: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và Tòa án
Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
- Ưu điểm: đơn giản, ít tốn kém; bí mật kinh doanh được bảo đảm tối đa; mức độ phương hại đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên thấp.
- Nhược điểm: kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lí nào bảo đảm việc thực thi thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng; khi một hoặc các bên tranh chấp không nỗ lực, thiện chí, trung thực trong quá trình thương lượng thì khả năng thành công rất mong manh, mục tiêu và kết quả thương lượng thường không đạt được.
Hòa giải thương mại
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại được điều chỉnh bởi Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại. Mặc dù cũng là một hình thức giải quyết tranh chấp thân thiện và không mang tính ràng buộc, nhưng đặc trưng của hòa giải so với thương lượng là sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
- Ưu điểm: thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt và ít tốn kém; ít chịu sự chi phối của các nguyên tắc hay hoạt động của các cơ quan công quyền; các bên giữ được các bí mật kinh doanh và uy tín của nhau; do xuất phát từ sự tự nguyện với thiện chí của các bên, phương án hòa giải dễ được các bên thường nghiêm túc thực hiện.
- Nhược điểm: không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải; trường hợp hoà giải không thành, không chỉ mất thêm chi phí hòa, bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể mất quyền khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện không còn (thường xảy ra khi bên kia thiếu thiện chí, lợi dụng hòa giải để dây dưa trì hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình).
Thông tin một số trung tâm hòa giải thương mại nổi bật tại Hồ Chí Minh hiện nay:
- Trung tâm hòa giải thương mại Đông Nam Á (SEACMC), địa chỉ: SGR.01-05.09 Saigon Royal Residence, số 34-35 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Trung tâm hòa giải thương mại Sài Gòn (SGM), địa chỉ: 2A, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện. Đây là một phương thức ra đời cùng nền kinh tế thị trường và được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 sau đó đưuọc thay thế bằng Luật Trọng tài thương mại 2010 đang có hiệu lực hiện hành.
- Ưu điểm: đảm bảo tính bảo mật, nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại; thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng; phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.
- Nhược điểm: chi phí để giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài khá lớn, không phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất, nên các quyết định của trọng tài có thể không chính xác, gây thiệt hại đối với một trong các bên tranh chấp.
Ngoài trung tâm trọng tài VIAC có trụ sở tại Hà Nội là một trung tâm trọng tài thương mại nổi bật tại Việt Nam thì các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại một số trung tâm trọng tại thương mại tại Hồ Chí Minh:
- Trung tâm trọng tài Thịnh Trí (TTCAC), địa chỉ: Số 4 Trần Quang Diệu, Phường 13, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Trung tâm trọng tài thương mại Sài Gòn (SCAC), địa chỉ: Số 87 T1 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Trung tâm trọng tài thương mại Liên Minh (ACAC), địa chỉ: 436B/56 Đường Ba tháng Hai, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa án
Giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.
- Ưu điểm: Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh ý chí quyền lực nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước; Trình tự, thủ tục chặt chẽ do giải quyết thông qua hai cấp xét xử; chi phí giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án thấp hơn rất nhiều so với chi phí tại Trọng tài thương mại hay Trọng tài quốc tế.
- Nhược điểm: Các bên phải tuân thủ chặt chẽ các quy định mang tính hình thức của tố tụng; Việc xét xử công khai tại Tòa án có thể ảnh hưởng đến uy tín hoặc bí mật kinh doanh của các bên; Quá trình giải quyết tranh chấp có thể bị kéo dài, xử đi xử lại khiến các bên tranh chấp phải chịu bất lợi.
Thông tin Tòa án nhân dân tại Hồ Chí Minh
- Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Điện thoại: (84-8)8.292.448.
- Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: 124 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Điện thoại: 0838248115.
Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài tại Hồ Chí Minh
Việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài được tiến hành tương tự như giải quyết tranh chấp thông thường, tuy nhiên cần lưu ý về thẩm quyền của tòa án trong giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, cụ thể:
- Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định thẩm quyền chung của Tòa án nhân dân Việt Nam đối với các trường hợp giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài;
- Toà án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Các quy định về nội dung và thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài được thực hiện dựa trên thỏa thuận của các bên, và tính khả thi của phán quyết trọng tài phụ thuộc phần lớn vào pháp luật nơi giải quyết tranh chấp và nơi thi hành phán quyết trọng tài trên cơ sở công ước New York 1954.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại của LAW FOR LIFE
- Tư vấn, tìm cơ sở pháp lý, đưa ra hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng, giao dịch thương mại;
- Đại diện khách hàng tham gia thương lượng, hòa giải tranh chấp hợp đồng thương mại, giao dịch thương mại;
- Đại diện khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại cơ quan Tòa án, Trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại.
Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ tư vấn về giải quyết tranh chấp thương mại tại Hồ Chí Minh, xin vui lòng liên hệ LAW FOR LIFE để được hỗ trợ tốt nhất.