Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2023/NĐ-CP nhằm bổ sung, sửa đổi các quy định trong các Nghị định gồm Nghị định 43/2015/NĐ-CP, Nghị định 60/2016/NĐ-CP, Nghị định 22/2012/NĐ-CP, Nghị định 158/2016/NĐ-CP, Nghị định 60/2016/NĐ-CP, Nghị định 158/2016/NĐ-CP, Nghị định 38/2016/NĐ-CP và Nghị định 27/2019/NĐ-CP trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Những thông tin cơ bản của Nghị định 22/2023/NĐ-CP
- Số kí hiệu: 22/2023/NĐ-CP
- Ngày ban hành: 12/05/2023
- Ngày bắt đầu hiệu lực: 12/05/2023
- Loại văn bản: Nghị định
- Cơ quan ban hành: Chính phủ
- Người ký: Trần Hồng Hà
Toàn văn Nghị định 22/2023/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Những điểm mới của Nghị định 22/2023/NĐ-CP
Sửa đổi một số điều kiện đầu tư kinh doanh
Theo đó, Nghị định 22/2023/NĐ-CP sửa đổi khoản 3 Điều 8 Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 7 Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường).
Trong đó, Nghị định 22/2023/NĐ-CP sửa điều kiện với đội ngũ cán bộ chuyên môn của tổ chức lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.
Cụ thể, về kinh nghiệm công tác, người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 03 đề án, báo cáo. Việc quy định thêm về kinh nghiệm của người phụ trách kỹ thuật giúp tăng tính uy tín và đảm bảo của đề án, tránh những rủi ro do người phụ trách kỹ thuật chưa đủ chuyên môn gây ra.
Sửa đổi, bổ sung quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Nghị định 22/2023/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Cụ thể, khoản 1 Điều 16, Nghị định số 22/2012/NĐ-CP quy định: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải lập hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản và nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá.
Trong khi đó, quy định trên tại Nghị định 22/2023/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải lập hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản và nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá.
Sửa đổi quy định khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Nghị định 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.
Cụ thể, sửa đổi Điều 32 khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản phải có văn bản và kế hoạch khảo sát, lấy mẫu gửi UBND cấp tỉnh nơi dự kiến thăm dò khoáng sản bằng cách trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường).
Mẫu trên mặt đất bao gồm mẫu trọng sa, kim lượng, mẫu thạch học, khoáng tướng, mẫu rãnh lấy tại các vết lộ, gồm cả mẫu rãnh tại các vết lộ, các công trình khảo sát, thăm dò khoáng sản đã thực hiện trước đó (nếu có), số lượng của mỗi loại mẫu không quá 50 mẫu; trọng lượng 01 mẫu rãnh không quá 15 kg (riêng đối với mẫu đá ốp lát có thể tích không quá 0,4 m3). Thời gian lấy mẫu trên mặt đất không quá 01 tháng.
Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân, UBND cấp tỉnh phải có văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng các hình thức trả kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thay đổi cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản.
- Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Trung tâm Phục vụ hành chính công của UBND tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản; hồ sơ đăng ký khu vực, khối lượng khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích xây dựng dự án công trình,…
Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ (Quy định cũ là 05 ngày).
Trong thời gian không quá 38 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Quy định cũ là 40 ngày).
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định (Quy định cũ là 07 ngày).
Việc rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính giúp cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đều có thể tránh việc mất thời gian, tiền bạc khi cấp phép khai thác khoáng sản.
Sửa đổi, bổ sung quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Cụ thể, Nghị định 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Nghị định 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải lập hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản và nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá. Về hồ sơ đấu giá, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: văn bản giới thiệu năng lực, kinh nghiệm trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; giới thiệu năng lực tài chính và khả năng huy động tài chính.
Đối với khu vực đấu giá đã có kết quả thăm dò khoáng sản: Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải có bản chính hoặc bản điện tử được ký chữ ký số chương trình sơ bộ việc đầu tư khai thác, chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm và bản cam kết thực hiện dự án nếu trúng đấu giá.
Đối với khu vực đấu giá chưa thăm dò khoáng sản: Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải có bản chính hoặc bản điện tử được ký chữ ký số kế hoạch sơ bộ về đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm và bản cam kết thực hiện nếu trúng đấu giá.
Ngoài ra, Nghị định 22/2023/NĐ-CP cũng thay thế cụm từ “giấy chứng minh nhân dân” bằng cụm từ “Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/số định danh cá nhân” để tiếp cận hơn với các hình thức định danh cá nhân số hóa hiện nay.
Quý khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực tài nguyên môi trường, xin vui lòng liên hệ LAW FOR LIFE để được hỗ trợ tốt nhất.