Sau khi thành lập công ty và bạn cảm thấy việc duy trì hoạt động của công ty đang rất hiệu quả nên bạn muốn thành lập thêm chi nhánh công ty hay còn gọi là công ty con nhưng bạn vẫn còn các vướng mắc đến thủ tục thành lập chi nhánh công ty Cổ phần cũng như hồ sơ đăng ký kinh doanh? Đừng lo lắng! LAW FOR LIFE sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin về thủ tục thành lập chi nhánh công ty Cổ phần qua bài viết dưới đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý thành lập chi nhánh công ty Cổ phần
Khi thành lập chi nhánh công ty cổ phần, bạn cần căn cứ vào các văn bản pháp lý sau:
- Luật doanh nghiệp hiện hành
- Nghị định hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty Cổ phần
Khi quyết định thành lập chi nhánh công ty cổ phần thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm những thành phần sau:
– Thông báo thành lập chi nhánh công ty Cổ phần (do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký);
– Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh công ty Cổ phần của Hội đồng quản trị (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký);
– Bản sao biên bản họp về việc lập chi nhánh công ty Cổ phần của Hội đồng quản trị
– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty Cổ phần
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh công ty Cổ phần:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân/CCCD hoặc hộ chiếu.
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu.
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh công ty Cổ phần hoặc của cá nhân khác nếu chi nhánh hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề
Lưu ý: Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên). Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác). Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Sau khi soạn thảo hoàn tất hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần, doanh nghiệp tiến hành đăng ký theo trình tự sau:
Bước 1: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kê hoạch đầu tư
- Thời gian: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút (các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần).
- Nộp hồ sơ tại quầy đăng ký kinh doanh, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.
- Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ doanh nghiệp và cấp giấy phép
- Thời hạn giải quyết hồ sơ thành lập chi nhánh công ty Cổ phần là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
- Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ 13 giờ đến 17 giờ các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần). Kết quả nhận được là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Lưu ý: Công ty Cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
Ngành, nghề đăng ký kinh doanh theo đúng quy định
Tên của chi nhánh được đặt theo đúng quy định của pháp luật
Có trụ sở chi nhánh theo quy định của pháp luật
Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật
Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Hoàn tất thủ tục sau khi thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Vì việc thành lập chi nhánh công ty cổ phần được xem là hoạt động đăng ký kinh doanh mới, do vậy, khi chi nhánh hoạt động, doanh nghiệp phải hoàn tất những thủ tục liên quan như:
– Tiến hành công bố nội dung đăng ký thành lập chi nhánh công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh để tránh bị xử phạt hành chính
– Thực hiện khắc con dấu riêng cho chi nhánh. Bởi vì chi nhánh của công ty cũng cần có con dâu riêng nhằm mục đích thể hiện những giao dịch, hợp đồng của chi nhánh.
– Thực hiện kê khai và đóng thuế môn bài cũng như các loại thuế khác cho chi nhánh theo đúng định kỳ được pháp luật quy định. Đặc biệt việc kê khai thuế môn bài phải thực hiện trong vòng 30 ngày.
– Tiến hành treo bảng hiệu cho chi nhánh công ty, việc treo bảng hiệu cần sớm thực hiện, vì cơ quan thuế có thể tiến hành kiểm tra bất cứ lúc nào.
– Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số hoặc phát hành hóa đơn giá trị gia tăng cho chi nhánh nếu có nhu cầu.
Các công việc thuế sau khi thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Sau khi thành lập chi nhánh cho công ty cổ phần, doanh nghiệp cần lưu ý thêm một số vấn đề liên quan đến thuế để tránh bị xử phạt hành chính. Cụ thể như sau:
1. Kê khai, nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh công ty
– Theo quy định, Chi nhánh có trách nhiệm làm thông báo thành lập chi nhánh công ty cổ phần gửi cơ quan thuế, kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi chi nhánh đặt địa chỉ. Trong trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh. Trường hợp chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình.
Hồ sơ kê khai lệ phí môn bài của chi nhánh gồm:
- Giấy ủy thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật để thực hiện công việc.
Thời gian nộp lệ phí môn bài của chi nhánh công ty cổ phần
- Thời gian chậm nhất mà chi nhánh công ty cần phải nộp mức lệ phí môn bài là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ thành lập chi nhánh công ty vào ngày 15/07/2018 , thì thời gian chậm nhất phải đóng thuế môn bài là hết ngày 31/07/2018.
Lệ phí môn bài của chi nhánh công ty: Mức thu lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng / năm.
- Nếu chi nhánh được thành lập trong khoảng thời gian 06 tháng đầu năm(từ 01/01 đến ngày 30/06) thì nộp lệ phí môn bài cho cả năm. Tức là nộp 1,000,000 VNĐ
- Nếu thành lập trong 06 tháng cuối năm (từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 của năm) thì năm đầu tiên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm. Tức nộp 500,000 VNĐ
2. Quy định về sử dụng hóa đơn sau khi thành lập chi nhánh công ty cổ phần
– Chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc) đều được tự đặt in hóa đơn để sử dụng, hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp sau khi làm thủ tục đề nghị đặt in hóa đơn và được cơ quan quản lý thuế trực tiếp chấp nhận.
– Chi nhánh có thể lựa chọn mẫu hóa đơn riêng nhưng trên hóa đơn phải ghi thông tin tên doanh nghiệp ở phía trên cùng bên trái.
– Trước khi sử dụng hóa đơn tự in chậm nhất là 02 ngày làm việc, Chi nhánh công ty cần phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn và gửi hóa đơn mẫu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
– Trường hợp chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn của doanh nghiệp nhưng kê khai thuế GTGT riêng thì chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Còn nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT cho chi nhánh thì chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn nữa.
3. Mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh công ty cổ phần
– Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh công ty cổ phần thì doanh nghiệp có thể mở tài khoản ngân hàng. Chi nhánh công ty có trách nhiệm thông báo số tài khoản của chi nhánh tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng công ty cổ phần
Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty Cổ phần tại LAW FOR LIFE
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình mở chi nhánh công ty cổ phần, vậy thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ đến LAW FOR LIFE để nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên, luật sư giàu kinh nghiệm.
Bạn cũng có thể đăng ký Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại LAW FOR LIFE để có thể nhận lại giấy phép sau 3 ngày. Bởi vì, quy trình làm việc của LAW FOR LIFE vô cùng chuyên nghiệp:
- Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ, và tư vấn sơ bộ thủ tục thành lập chi nhánh công ty Cổ phần:
- Nhận bàn giao tài liệu, hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ nhằm xác định đường lối, phương án giải quyết và giải quyết mọi khúc mắc.
- Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh công ty Cổ phần cũng như cử nhân viên của công ty đến Phòng đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí đi lại
- Thực hiện theo dõi tiến trình của cơ quan giải quyết hồ sơ, nhận kết quả cũng như giao giấy chứng nhận thành lập chi nhánh công ty Cổ phần đến tận tay khách hàng.
- Tư vấn sau dịch vụ về các vấn đề pháp lý liên quan sau khi mở chi nhánh
Việc thành lập chi nhánh công ty Cổ phần cần phải thực hiên những thủ tục tương đối rắc rối, vì thế nếu bạn có nhiều thắc mắc hoặc thấy khó khăn hãy liên hệ qua số tổng đài hoặc gửi email qua LAW FOR LIFE để được tư vấn miễn phí nhé!