Pháp luật hiện nay quy định, tất cả các sản phẩm rượu dù là sản phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước đều phải thực hiện tự công bố. Cơ sở nào không thực hiện sẽ bị xử phạt nghiêm trước pháp luật. Trong bài viết sau đây, LAW FOR LIFE sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến tự công bố sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, Nghị định 85/2019/NĐ-CP;
- Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh rượu sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020 NĐ-CP;
- QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với các sản phẩm đồ uống có cồn.
Tự công bố sản phẩm là gì?
Tự công bố sản phẩm chính là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ sở kinh doanh rượu được quy định thực hiện tự công bố sản phẩm.
Theo Điều 5 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định, tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu thực hiện công bố sản phẩm rượu, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật
Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Mẫu nhãn sản phẩm.
Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm rượu
Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm trong thời hạn 12 tháng để nộp hồ sơ. Kiểm nghiệm rượu có thể được kiểm nghiệm theo một số tiêu chí sau đây để đánh giá tính phù hợp của sản phẩm với quy định về an toàn thực phẩm trước khi được chào bán trên thị trường.
- Kiểm nghiệm rượu theo chỉ tiêu cảm quan
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mức công bố |
1 | Trạng thái | Trong, không vẩn đục, không có cặn | |
2 | Mùi | Thơm, đặc trưng của nguyên liệu và sản phẩm lên men | |
3 | Vị | Không có vị lạ, êm dịu | |
4 | Màu sắc | Không màu hoặc trắng trong |
- Kiểm nghiệm rượu theo chỉ tiêu lý hóa
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mức công bố |
1 | Hàm lượng methanol trong 1l ethanal 1000 không lớn hơn | % | 0.1 |
2 | Hàm lượng Ethanol ở 200C | % | Theo tiêu chuẩn đã được công bố của nhà sản xuất |
3 | Hàm lượng este không lớn hơn | % | 200 |
4 | Hàm lượng Aldehyde trong 1l rượu 10000 không lớn hơn | % | 50 |
- Kiểm nghiệm rượu theo chỉ tiêu vi sinh
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mức tối đa |
1 | Tổng số vi sinh vật hiếu khí | CFU/ml | 1000 |
3 | Escherichia coli | MPN/ml | 0 |
4 | Clostridium perfringens | CFU/ml | 0 |
6 | Tổng số bào tử nấm mốc– men | CFU/ml | 102 |
- Kiểm nghiệm rượu theo hàm lượng kim loại nặng
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mức tối đa |
1 | Pb (Chì) | mg/l | 0,5 |
2 | Đồng (Cu) | mg/l | 5,0 |
3 | Asen | mg/l | 0,2 |
4 | Kẽm (Zn) | mg/l | 2,0 |
5 | Thủy ngân (Hg) | mg/l | 0,05 |
6 | Cadimi (Cd) | mg/l | 1 |
Trường hợp doanh nghiệp chưa kiểm nghiệm sản phẩm, LAW FOR LIFE hỗ trợ xây dựng chỉ tiêu tự công bố và thay doanh nghiệp kiểm nghiệm sản phẩm miễn phí.
Bước 2: Công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
- Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Bước 3: Kinh doanh sản phẩm
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
Một số lưu ý khi tự công bố sản phẩm
- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất rượu
Vì sản xuất, kinh doanh rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên để thực hiện hoạt động này thì doanh nghiệp ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về đăng ký kinh doanh, về công bố sản phẩm mà còn phải xin giấy phép con chứng minh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thịt trường.
Để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Cơ sở sản xuất rượu phải đầy đủ cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Người trực tiếp sản xuất rượu phải được xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm; và khám sức khỏe định kỳ;
- Nguyên liệu thực phẩm; phụ gia thực phẩm; thực phẩm bao gói sẵn phải có hợp đồng/hóa đơn về nguồn cung cấp theo quy định và còn hạn sử dụng;
- Toàn bộ quy trình chế biến sản xuất rượu phải được thực hiện theo nguyên tắc một chiều; tức là một chiều đi từ khâu nguyên liệu; sơ chế; chế biến; phân chia; bảo quản và vận chuyển. Phải có sự tách biệt giữa các phòng để tránh gây nhiễm khuẩn chéo;
- Trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo an toàn cho thực phẩm.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc hỗ trợ thủ tục tự công bố sản phẩm rượu, xin vui lòng liên hệ đến dịch vụ tự công bố sản phẩm của LAW FOR LIFE để được hỗ trợ tốt nhất!