Thủ tục xác nhận miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài được quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP (thay thế Nghị định 34/2008/NĐ-CP và Nghị định 46/2011/NĐ-CP) và Thông tư 09/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết.
Các trường hợp được miễn giấy phép lao động:
-
Người vào làm việc dưới 3 tháng:
- Chuyên gia, kỹ thuật viên, giảng viên, vận động viên…
- Không phân biệt ngành nghề.
- Thời gian lưu trú và làm việc không quá 3 tháng.
-
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn:
- Thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty TNHH từ hai thành viên trở lên hoặc công ty TNHH một thành viên.
- Giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên (hoặc đáp ứng điều kiện khác nếu vốn góp dưới 3 tỷ đồng).
-
Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần:
- Chủ tịch hoặc thành viên HĐQT công ty cổ phần.
- Giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên (hoặc đáp ứng điều kiện khác nếu vốn góp dưới 3 tỷ đồng).
-
Người chào bán dịch vụ:
- Thực hiện hoạt động chào bán dịch vụ.
- Thời gian lưu trú và làm việc không quá 3 tháng.
- Không trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh.
-
Người xử lý tình huống khẩn cấp:
- Chuyên gia, kỹ thuật viên xử lý sự cố kỹ thuật, công nghệ.
- Thời gian làm việc ban đầu không quá 3 tháng (có thể gia hạn).
- Cần văn bản đề nghị của doanh nghiệp và chấp thuận của cơ quan quản lý lao động.
-
Luật sư nước ngoài có giấy phép hành nghề tại Việt Nam:
- Đã được Bộ Tư pháp cấp phép.
-
Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài:
- Được tổ chức phi chính phủ nước ngoài chỉ định và Bộ Ngoại giao cấp phép.
-
Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ cam kết WTO:
- Điều chuyển từ nước ngoài về hoặc từ Việt Nam đi trong cùng doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp hoạt động trong 11 ngành dịch vụ cụ thể.
- Thời gian làm việc tại Việt Nam không quá 3 năm.
-
Người cung cấp dịch vụ tư vấn cho dự án ODA:
- Chuyên gia, nhà thầu nước ngoài.
- Có hợp đồng với cơ quan chủ quản dự án ODA.
- Thời gian làm việc không quá thời hạn dự án.
-
Người có giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Ngoại giao:
- Nhà báo, phóng viên nước ngoài.
-
Các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng:
- Các trường hợp đặc biệt khác được Thủ tướng quy định.
- Căn cứ xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
– Doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam;
– Hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ thuộc phụ lục của Thông tư 35/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016;
– Người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
- Hồ sơ xin xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động gồm:
– Mẫu văn bản đề nghị xác nhận miễn giấy phép lao động được quy định tại Phụ lục I của Thông tư 09/2021/TT-BLĐTBXH;
– Danh sách trích ngang về người lao động với nội dung: Họ và tên, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu, Vị trí công việc, trình độ chuyên môn, địa điểm làm việc, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, giấy tờ kèm theo;
– Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại Việt Nam (Quyết định, thư bổ nhiệm hoặc điều động nội bộ phải là người được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng);
– Văn bản xác nhận kinh nghiệm là nhà quản lý, giám đốc điều hành, Chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
– Bằng đại học hoặc bằng thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với vị trí công việc;
– Giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành phần văn phòng đại diện hoặc chi nhánh;
– Giấy phép lao động (Nếu đã được cấp);
– Hộ chiếu công chứng.
Lưu ý: Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài được miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải được dịch – công chứng sang tiếng Việt.
Quý khách hàng gặp khó khăn về thủ tục cấp Giấy phép lao động và xác nhận miễn Giấy phép lao động vui lòng liên hệ LAW FOR LIFE để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất.