Ngành công nghiệp hóa chất rất quan trọng cho sự phát triển của những ngành công nghiệp khác bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như phân bón, cao su thông dụng và chuyên dụng, hóa chất cơ bản (bao gồm hóa chất hữu cơ và vô cơ), hóa dầu, hóa chất tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu nội địa và yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh hóa chất, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo những bước sau:
Bước 1: Đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh (thành phố)
Khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký những ngành nghề về hóa chất như bán buôn hóa chất, bán lẻ hóa chất, sản xuất hóa chất…cụ thể như sau:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1. | Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết:
|
4669 |
2. | Sản xuất hoá chất cơ bản | 2011 |
3. | Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hoá chất khác dùng trong nông nghiệp | 2021 |
4. | Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít | 2022 |
5. | Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh | 2023 |
6. | Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu | 2029 |
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
- Căn cước công dân/ CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
- Giấy uỷ quyền cho LAW FOR LIFE thực hiện thủ tục.
Thời gian thực hiện: 06-08 ngày làm việc doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Thông báo về cơ quan thuế quản lý
Bước 2: Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất tại Sở công thương.
Cơ sở pháp lý:
- Luật Hóa chất 2007;
- Nghị định 108/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hóa chất;
- Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP
Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp
Điều kiện để sản xuất hóa chất thuộc danh mục có điều kiện
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất được đào tạo hoặc huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
- Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở sản xuất hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất
- Có trang thiết bị phù hợp hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra hàm lượng các thành phần hóa chất;
- Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều kiện kinh doanh hóa chất chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Người trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở kinh doanh hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất:
- Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
Hồ sơ pháp lý
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư 28/2010/TT-BCT;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Tài liệu về điều kiện kỹ thuật:
- Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của từng cơ sở kinh doanh hóa chất nguy hiểm;
- Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu;
- Bản kê khai địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định tại Điều này và được cấp chung một Giấy chứng nhận;
- Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh.
Tài liệu về điều kiện đối với người kinh doanh:
Bản kê khai nhân sự gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;