Thành lập công ty tư nhân để hiện thực hóa những ý tưởng kinh doanh bạn đang ấp ủ bấy lâu thành sự thật, tại sao không ? Để làm được điều đó điều mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm là vốn khi bắt đầu thành lập công ty. Có thể nói, vốn là bước đầu quan trọng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vậy thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn? Hãy cùng LAW FOR LIFE tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé
Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?
Theo Luật doanh nghiệp mức vốn đầu tư khi thành lập doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:
- Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân sẽ do chủ sở hữu doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký một cách chính xác tổng số vốn đầu tư của mình, trong đó cần phải nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và những loại tài sản khác; đối với những loại vốn bằng tài sản khác thì sẽ phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, giá trị của mỗi loại tài sản đó.
- Toàn bộ những tài sản và khoản vốn, kể cả tài sản thuê và vốn vay nếu như được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thì cũng phải được ghi chép một cách đầy đủ vào sổ kế toán cũng như báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Trong suốt quá trình hoạt động của mình, chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có quyền tăng hay giảm vốn đầu tư của mình vào doanh nghiệp tư nhân. Việc tăng hay giảm vốn đầu tư này của chủ sở hữu doanh nghiệp cũng phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.
Như vậy, không có quy định cụ thể nào nói rằng thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn. Điều này sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của bạn khi thành lập doanh nghiệp tư nhân và theo quy định cụ thể nếu như kinh doanh những ngành nghề có điều kiện.
Các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân thì bạn nên biết về 4 loại vốn sau đây:
1. Vốn điều lệ doanh nghiệp tư nhân:
Vốn điều lệ được hiểu là số vốn do chủ sở hữu doanh nghiệp góp hoặc cam kết góp vào doanh nghiệp tư nhân trong một thời hạn nhất định và đã được ghi vào trong Điều lệ doanh nghiệp.
Khoản vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân sẽ do chủ sở hữu tự kê khai và tự chịu trách nhiệm, nó hoàn toàn không chịu ràng buộc bởi quy định của pháp luật, trừ một số ngành, nghề kinh doanh nhất định.
2. Vốn pháp định
Vốn pháp định của doanh nghiệp tư nhân là mức vốn tối thiểu mà chủ sở hữu phải có để thành lập doanh nghiệp tư nhân nếu như doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề quy định mức vốn pháp định.
3. Vốn ký quỹ
Vốn ký quỹ là số vốn mà doanh nghiệp tư nhân đăng ký để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật. Theo đó, doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký tài khoản ký quỹ tại ngân hàng mở tài khoản và phải có một khoản tiền thực tế có trong ngân hàng để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp.
4. Vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Đây là chính mức vốn của nhà đầu tư là người nước ngoài tổ chức thành lập doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật khi thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Việc thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn sẽ tùy vào khả năng cũng như tình hình thực tế, chiến lược kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Mức vốn doanh nghiệp tư nhân mà chủ sở hữu đưa ra phải phù hợp, không vượt quá thực tế để tránh rắc rối có thể gặp phải sau này.
Sau khi đọc qua bài viết mà vẫn chưa nắm rõ về các vấn đề liên quan, đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến số Hotline của LAW FOR LIFE để được các chuyên viên pháp lý hỗ trợ tư vấn giải đáp các thắc mắc nhé.