Quy định về tội trốn thuế như thế nào?

Đánh giá post này

Trốn thuế là một hành vi vô cùng nghiêm trọng, các cá nhân, tổ chức có hành vi trốn thuế đều bị xử phạt vô cùng nghiêm khắc, và điều này không chỉ được quy định trong pháp luật ở Việt Nam mà còn được quy định trong pháp luật của nhiều nước trên toàn thế giới. Vậy pháp luật Việt Nam quy định về tội trốn thuế như thế nào? Trong bài viết dưới đây, LAW FOR LIFE sẽ giới thiệu các quy định về tội trốn thuế theo pháp luật hiện hành.

Thế nào được coi là hành vi trốn thuế?

Trốn thuế là một trong các loại tội phạm về lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quản lý thuế 2017 quy định về trách nhiệm của người nộp thuế thì có thể hiểu trốn thuế là việc người nộp thuế không thực hiện khai thuế, không nộp hồ sơ thuế, không nộp thuế một cách trung thực và đúng thời hạn.

Cụ thể hơn, tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 cũng đã có quy định những hành vi được coi là những hành vi trốn thuế.

Các yếu tố cấu thành của tội trốn thuế

Chủ thể

Chủ thể của tội trốn thuế là cá nhân đủ 16 tuổi trở lên, tổ chức, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi trốn thuế và những cơ quan nhà nước có hành vi tiếp tay cho doanh nghiệp trốn thuế.

Khách thể

Hành vi trốn thuế là hành vi xâm phạm tới các quy định của Nhà nước về thuế, làm suy giảm ngân sách, gây thiệt hại cho Nhà nước.

Mặt chủ quan của tội trốn thuế

Tội trốn thuế là hành vi trốn thuế do cố ý (có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), nghĩa là mặc dù các các nhân, tổ chức có nhận thức được hành vi trốn thuế là trái với quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi trốn thuế.

Mục đích của tội phạm trốn thuế là để không phải nộp thuế hoặc giảm số tiền thuế phải nộp xuống mức thấp hơn so với mức thực tế theo quy định của pháp luật.

Mặt khách quan của tội trốn thuế

Tội trốn thuế được thực hiện dưới các hình thức khác nhau theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể gồm:

Liên quan đến kê khai thuế:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

Liên quan đến hóa đơn:

  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

Liên quan đến thuế xuất nhâp khẩu:

  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan; Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không rơi vào Tội buôn lậu (Điều 188) và Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189);
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

Tội trốn thuế là tội phạm hình thức, theo đó mức thuế người phạm tội chiếm dụng phải đạt ngưỡng nhất định mới cấu thành tội phạm. Chẳng hạn, đối với cá nhân, người phạm tội có hành vi trốn thuế từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã vị xử phạt vi phạm hành chính về tội trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc một số các tội khác mới phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Quy định về tội trốn thuế như thế nào?

Xử lý hình sự về hành vi trốn thuế

Theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, trường hợp phải xử lý hình sự và mức phạt khi cá nhân, pháp nhân thương mại trốn thuế như sau:

Cá nhân phạm tội trốn thuế

Khung hình phạt Mặt khách quan của hành vi trốn thuế
  Phạt tiền từ 100.000.000 – 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.   – Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc

  – Dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc một trong các tội theo quy định của pháp luật chưa được xóa án tích

  Phạt tiền từ 500.000.000 – 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm   – Phạm tội có tổ chức;

  – Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

  – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

  – Phạm tội 02 lần trở lên;

  – Tái phạm nguy hiểm

  Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm   Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên

Ngoài ra, người nộp thuế còn có thế bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế

Khung hình phạt Trường hợp
  Phạt tiền từ 300.000.000 – 1.000.000.000 đồng  – Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế;

 – Đã bị kết án về tội trốn thuế chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

  Phạt tiền từ 1.000.000.000 – 3.000.000.000 đồng   – Phạm tội có tổ chức;

  – Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

  – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

  – Phạm tội 02 lần trở lên;

  – Tái phạm nguy hiểm.

  Phạt tiền từ 3.000.000.000 – 10.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm   Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên
  Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn   Phạm tội trốn thuế nghiêm trọng tới mức gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Ngoài những mức phạt kể trên, pháp nhân thương mại khi phạm tội trốn thuế còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Một số câu hỏi liên quan về trốn thuế

Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế được quy dịnh như sau:

Mức xử phạt Trường hợp
Phạt tiền 1 lần mức thuế trốn Có từ 01 tình tiết giảm nhẹ trở lên
Phạt tiền 1,5 lần mức thuế trốn Không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
Phạt tiền 2 lần mức thuế trốn Có 01 tình tiết tăng nặng
Phạt tiền 2,5 lần mức thuế trốn Có 02 tình tiết tăng nặng
Phạt tiền 3 lần mức thuế trốn Có từ 03 tình tiết tăng nặng trở lên

Ngoài ra, người nộp thuế bị xử phạt còn cần phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là nộp  đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước và điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế.

Lưu ý: Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế chỉ cần nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tội trốn thuế?

Những cá nhân, pháp nhân phạm tội trốn thuế có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tội trốn thuế của LAW FOR LIFE

  • Tư vấn các cá nhân, tổ chức về lĩnh vực thuế theo quy định của pháp luật;
  • Soạn thảo hồ sơ thực hiện các nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn, đại diện khách hàng bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trong trường hợp phạm tội trốn thuế nói riêng, các vấn đề liên quan tới lĩnh vực thuế nói chung;

Trên đây là tư vấn của LAW FOR LIFE để trả lời cho câu hỏi: Quy định về tội trốn thuế như thế nào? Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về tội trốn thuế, xin vui lòng liên hệ Công ty LAW FOR LIFE để được hỗ trợ tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Icon
Facebook Icon
Phone Icon