Sản xuất đồ mộc là một ngành kinh doanh tốt vì hầu hết các căn nhà hoặc văn phòng bạn bước vào đều cần có đồ nội thất để sử dụng và trang trí. Bên cạnh nguồn tiêu thụ lớn, Pháp luật Việt Nam không hạn chế hay quy định điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề này. Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn kinh doanh ngành nghề này. Tuy nhiên, để nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư sản xuất đồ nội thất một cách hợp pháp thì phải thực hiện theo quy trình sau:
Quy trình thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ có vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập một tổ chức kinh tế mới phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Theo pháp luật đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư tới cơ quan có thẩm quyền đăng ký đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Văn bản ủy quyền cho LAW FOR LIFE.
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Hồ sơ đề nghị bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân đối với nhà đầu tư là cá nhân hoặc chứng thực tư cách pháp lý đối với thành nhà đầu tư là tổ chức;
- Điều lệ công ty;
- Văn bản ủy quyền cho LAW FOR LIFE.
Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 4: khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu
Theo quy định mới thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho LAW FOR LIFE hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.
Sau khi khắc xong con dấu, doanh nghiệp tiến hành thông báo sử dụng mẫu dấu tới Sở kế hoạch và đầu tư để thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Một số ngành nghề sản xuất gỗ quý khách hàng có thể tham khảo
STT | Tên ngành nghề | Mã ngành nghề |
1 | Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ | 1610 |
2 | Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác. | 1621 |
3 | Sản xuất đồ gỗ xây dựng | 1622 |
4 | Sản xuất bao bì bằng gỗ | 1623 |
5 | Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện. | 1629 |
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của LAW FOR LIFE
- Tư vấn tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần, địa chỉ trụ sở, vốn, ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn;
- Tư vấn điều kiện, hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư;
- Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thành lập doanh nghiệp cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm dấu pháp nhân, công bố mẫu dấu, thủ tục sau thành lập công ty, dịch vụ tư vấn pháp luật thuế – kế toán, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, lao động – bảo hiểm, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ…;
- Tư vấn toàn diện các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.
Trên đây là tư vấn của LAW FOR LIFE. Qúy khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan đến thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ kịp thời.