Mức thu lệ phí cấp thẻ Căn cước mới nhất

5/5 - (1 bình chọn)
Công dân khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ căn cước phải nộp lệ phí. Dưới đây là mức thu lệ phí cấp thẻ căn cước công dân mới nhất.

1. Lệ phí cấp thẻ Căn cước

Điều 4 Thông tư Thông tư 73/2024/TT-BTC quy định mức phí làm thẻ Căn cước như sau:

– Thu phí 30.000 đồng/thẻ Căn cước trong trường hợp cấp đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP;

– Thu phí 50.000 đồng/thẻ Căn cước trong trường hợp cấp đổi thẻ Căn cước theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước:

  • Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ Căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
  • Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
  • Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
  • Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
  • Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
  • Xác lập lại số định danh cá nhân;
  • Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

– Thu phí 70.000 đồng/thẻ Căn cước đối với các trường hợp cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Căn cước:

  • Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.

Lưu ý về thời gian áp dụng: 

– Từ ngày 21/10/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước bằng 50% mức thu lệ phí quy định nêu trên.- Kể từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 31/12/2025, mức thu lệ phí khi công dân nộp hồ sơ cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước theo hình thức trực tuyến bằng 50% mức thu lệ phí quy định nêu trên.

– Kể từ ngày 01/01/2026 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí theo quy định nêu trên.

Tùy từng trường hợp, lệ phí cấp thẻ Căn cước sẽ khác nhau
Tùy từng trường hợp, lệ phí cấp thẻ Căn cước sẽ khác nhau (Ảnh minh họa)

2. Các trường hợp miễn lệ phí cấp thẻ Căn cước

Điều 5 Thông tư 73/2024/TT-BTC quy định miễn lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước đối với các trường hợp sau:

– Trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em là người dưới 16 tuổi; người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên; người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật.

– Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

– Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
Trẻ em, người cao tuổi không cần nộp lệ phí cấp Căn cước công dân
Trẻ em, người cao tuổi không cần nộp lệ phí cấp Căn cước công dân (Ảnh minh họa)

3. Ai phải đi làm thẻ Căn cước mới?

Điều 19 Luật Căn cước 2023 quy định, người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam. Trường hợp cấp thẻ Căn cước lần đầu:

  • Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước.
  • Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước theo nhu cầu.
Sau đó, có thể yêu cầu cấp đổi thẻ Căn cước trong các trường hợp quy định tại Điều 24 Luật Căn cước, bao gồm:
  • Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ Căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
  • Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
  • Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
  • Có sai sót về thông tin in trên thẻ Căn cước;
  • Theo yêu cầu của người được cấp thẻ Căn cước khi thông tin trên thẻ Căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
  • Xác lập lại số định danh cá nhân;
  • Khi người được cấp thẻ Căn cước có yêu cầu.

Điều khoản trên cũng quy định các trường hợp cấp lại thẻ Căn cước bao gồm:

  • Bị mất thẻ Căn cước hoặc thẻ Căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước khi đến độ tuổi yêu cầu.
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.

4. Không làm, đổi thẻ Căn cước có bị phạt không?

Nếu thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước nêu ở mục 3 mà không đi đổi thẻ Căn cước mới thì công dân có thể bị phạt hành chính với lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước.

Mức phạt cho hành vi này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144 năm 2021.

Ngoài ra, khi sử dụng thẻ Căn cước, người dân cũng cần chú ý các hành vi sau để không bị phạt:

Hành vi Mức phạt

– Không xuất trình thẻ Căn cước khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

– Không nộp lại thẻ Căn cước cho cơ quan có thẩm quyền khi:

    • Được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
    • Thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng

– Chiếm đoạt, sử dụng thẻ Căn cước của người khác;

– Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của thẻ Căn cước;

– Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng thẻ Căn cước.

01 – 02 triệu đồng

– Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp thẻ Căn cước;

– Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp thẻ Căn cước.

02 – 04 triệu đồng

– Làm giả thẻ Căn cước nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Sử dụng thẻ Căn cước giả;

– Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố thẻ Căn cước;

– Mua, bán, thuê, cho thuê thẻ Căn cước;

– Mượn, cho mượn Căn cước để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

04 – 06 triệu đồng

(Căn cứ Điều 10 Nghị định 144 năm 2021)

Trên đây là quy định về lệ phí cấp thẻ Căn cước và các thông tin liên quan.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Icon
Facebook Icon
Phone Icon