Tài sản trí tuệ là những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo. Theo đó, “sở hữu trí tuệ” được hiểu là sự sở hữu đối với các tài sản trí tuệ. Vậy để thành lập công ty tư vấn sở hữu trí tuệ cần đáp ứng các điều kiện như thế nào? Trong bài viết này, LAW FOR LIFE sẽ cùng Quý khách hàng tìm hiểu và nghiên cứu các điều kiện cần thiết để thành lập công ty tư vấn sở hữu trí tuệ.
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
Sở hữu trí tuệ là gì?
Trí tuệ được hiểu là nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định, là năng lực riêng có của con người. Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ, được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Theo đó, “sở hữu trí tuệ” được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân.
Công ty tư vấn sở hữu trí tuệ là gì?
Công ty tư vấn sở hữu trí tuệ là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.
Trường hợp công ty có chức năng đại diện sở hữu công nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp thì có quyền thực hiện các dịch vụ theo quy định tại Điều 151 Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:
- Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
- Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
- Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.
Điều kiện thành lập công ty tư vấn sở hữu trí tuệ
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Tại biểu cam kết WTO, Việt Nam cam kết đối với dịch vụ liên quan đến dịch vụ pháp lý cho phép tổ chức luật sư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
- Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài;
- Công ty con của tổ chức luật sư nước ngoài;
- Công ty luật nước ngoài;
- Công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam;
Hiện diện thương mại của tổ chức luật sư nước ngoài được phép tư vấn luật Việt Nam nếu luật sư tư vấn đã tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu áp dụng cho luật sư hành nghề tương tự của Việt Nam.
Tuy nhiên, phạm vi hành nghề tư vấn sở hữu trí tuệ sẽ bị giới hạn. Cụ thể theo Điều 154.2 Luật Sở hữu trí tuê, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam sẽ không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp như tổ chức hành nghề trong nước.
Điều kiện về người đứng đầu công ty tư vấn, đại diện sở hữu trí tuệ
Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
- Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệ
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Người đứng đầu tổ chức và cá nhân hoạt động tư vấn sở hữu trí tuệ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:
- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Thường trú tại Việt Nam;
- Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh; có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương chuyên ngành khoa học tự nhiên hoặc khoa học kỹ thuật đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp từ 05 năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
- Không phải là công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
- Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
Hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ nếu có yêu cầu và nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, làm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục V của Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
- Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp và bản sao Thẻ luật sư đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 2a Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);
- Bản sao Chứng minh nhân dân (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực), trừ trường hợp Tờ khai yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đã có thông tin về số Căn cước công dân;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
Thủ tục xin cấp Chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp;
- Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng;
- Bước 3: Nhận thông báo sửa đổi, bổ sung (Nếu có);
- Bước 4: Nhận kết quả. Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề và cấp chứng chỉ hành nghề cho người nộp hồ sơ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.;
Thủ tục thành lập công ty tư vấn sở hữu trí tuệ
Đối với công ty vốn Việt Nam
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần kèm theo giấy tờ sau:
- Nếu cá nhân tham gia góp vốn: bản sao hợp lệ CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;
- Nếu tổ chức tham gia góp vốn: quyết định tham gia góp vốn và quyết định bổ nhiệm người quản lý vốn góp, bản sao Giấy đăng ký doanh nghiệp, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện quản lý phần vốn góp;
- Giấy ủy quyền cho LAW FOR LIFE thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
- Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế Hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở kế Hoạch và Đầu tư;
Bước 4: Khắc dấu công ty và thực hiện các thủ tục sau khi thành lập.
Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp IRC và ERC;
- Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ghi nhận ngành nghề tư vấn pháp lý;
- Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bước 4: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế Hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Bước 5: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở kế Hoạch và Đầu tư;
- Bước 6: Khắc dấu công ty, bao gồm: Con dấu pháp nhân (dấu tròn) và dấu chức danh (dấu vuông);
- Bước 7: Thực hiện một số thủ tục sau khi thành lập.
Dịch vụ thành lập công ty tư vấn sở hữu trí tuệ của LAW FOR LIFE
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục, điều kiện thành lập công ty tư vấn sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện hành;
- Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng tiến hành thủ tục thành lập công ty tư vấn sở hữu trí tuệ tại cơ quan có thẩm quyền;
- Tư vấn pháp lý thường xuyên cho khách hàng sau thành lập.
Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện thành lập công ty tư vấn sở hữu trí tuệ. Nếu có nhu cầu thành lập hoặc cần tư vấn thêm thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ LAW FOR LIFE để được hỗ trợ sớm nhất.