Theo quy định hiện hành, bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng. Trên thực tế, đây chính là hoạt động bán rượu, phục vụ rượu cho khách hàng tại địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như nhà hàng, khách sạn, quán ăn hoặc các cơ sở kinh doanh karaoke… LAW FOR LIFE xin gửi tới quý khách hàng các thông tin về điều kiện cũng như thủ tục đối với hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Quyền và nghĩa vụ chung của thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ
- Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
- Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
- Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
Quyền và nghĩa vụ thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ
- Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu;
- Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Đối với thương nhân kinh doanh loại rượu có dộ cồn từ 5.5 trở lên
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.
- Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
- Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
Đối với thương nhân kinh doanh loại rượu có dộ cồn dưới 5.5 độ
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Thẩm quyền cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.
Thủ tục xin cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Trước ngày 05/02/2020, tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu nói chung không phân biệt rượu có độ cồn bao nhiêu đều phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Tuy nhiên, kể từ ngày 05/02/2020 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực đã bãi bỏ thủ tục này, các thương nhân mới ra kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ và từ 5.5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ sẽ không phải thực hiện thủ tục xin cấp phép như trước đây. Theo đó, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ sẽ chỉ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh theo các mẫu đơn sau:
- Đối vớithương nhân bán rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên sẽ đăng ký giấy phép theo Mẫu đơn số 13 Mục II được ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
- Đối với hương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ sẽ đăng ký giấy phép trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo Mẫu 14 Mục II được ban hành kèm theo Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
Là tổ chức có uy tín trong các hoạt động tư vấn chuyên nghiệp về đăng ký giấy phép, LAW FOR LIFE cam kết cung cấp tới quý khách hàng những tư vấn pháp lý và dịch vụ đăng ký giấy phép bán rượu tại chỗ với chi phí hợp lý và hiệu quả. Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục vui lòng liên hệ trực tiếp tới LAW FOR LIFE để được giải đáp trong thời gian sớm nhất!